Thống đốc NHNN: Thống nhất dành gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho bất động sản

(CL&CS) - Tại hội nghị mới đây, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, đã họp với 4 ngân hàng thương mại nhà nước, thống nhất dành một gói tín dụng cho lĩnh vực bất động sản trị giá 120.000 tỷ đồng với lãi suất cho vay thấp hơn 1,5-2 điểm % so với bình quân trên thị trường.

Tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản cũng sẽ giúp khơi thông hoạt động sản xuất, kinh doanh của nền kinh tế.

Tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản cũng sẽ giúp khơi thông hoạt động sản xuất, kinh doanh của nền kinh tế.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng cho biết, NHNN sẽ giao đơn vị theo dõi, tổ chức, triển khai chương trình này.

"Chúng tôi sẽ thông báo cho các ngân hàng khác nếu các ngân hàng khác tham gia thì gói này có thể sẽ được nhiều hơn", bà Nguyễn Thị Hồng nói.

Trong quá trình triển khai, nếu các ngân hàng tham gia mà bị thiếu hụt về thanh khoản thì NHNN sẵn sàng tái cấp vốn để triển khai tiếp.

Về lãi suất, NHNN đang cố gắng điều hành, điều tiết tiền tệ, chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí hoạt động để làm sao cố gắng giảm mặt bằng lãi suất.

Cũng theo Thống đốc, thị trường bất động sản có vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế và có mối liên hệ chặt chẽ với nhiều ngành sản xuất. Tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản cũng sẽ giúp khơi thông hoạt động sản xuất, kinh doanh của nền kinh tế.

Về đề xuất của Bộ Xây dựng về gói tín dụng 110.000 tỷ đồng theo phương thức tái cấp vốn cho các ngân hàng thương mại để cho vay đối với dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, NHNN nhận thấy rằng, việc có một gói tín dụng riêng cho lĩnh vực này là cần thiết, để tăng cung về nhà ở xã hội, giúp giảm mất cân đối với thị trường bất động sẳn. Nhưng nguồn vốn từ đâu cũng phải cân nhắc, tức là với nguồn vốn từ tái cấp vốn, là cung ứng tiền ra với thời gian dài hạn, có thể làm giảm tính linh hoạt trong điều hành chính sách tiền tệ.

Vì vậy, cần tính toán nguồn vốn tổng thể trên cơ sở chính sách tiền tệ cũng đang thực hiện nhiều chỉ đạo của Chính phủ về tái cơ cấu như tái cơ cấu ngân hàng 0 đồng… và ở các lĩnh vực, các ngành kinh tế khác.

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho rằng, thời gian qua, áp lực lớn đối với vốn tín dụng ngân hàng cho lĩnh vực bất động sản không phải do điều hành tín dụng mà do những khó khăn của thị trường trái phiếu doanh nghiệp.

Nguyên nhân là do doanh nghiệp phát hành trái phiếu để phát triển bất động sản nhưng chọn điều kiện phát hành dễ và không quản lý tốt dòng tiền nên bị động khi sự cố xảy ra.

Theo Thống đốc, thì doanh nghiệp cần có bộ phận theo dõi, đánh giá, tổng hợp, dự báo tình hình để chủ động điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh để không bị động, không nên đầu tư dàn trải nhiều dự án cùng lúc.

Bên cạnh đó, nhà điều hành cho rằng, doanh nghiệp phải chú trọng việc xây dựng kế hoạch, kiểm soát, theo dõi dòng chu chuyển tiền tệ để có giải pháp chủ động không để lâm vào tình trạng bị động, tắc nghẽn dòng tiền... Ngoài ra cần đẩy mạnh cơ cấu doanh nghiệp, nâng cao năng lực tài chính.

Minh Vân

Bình luận

Nổi bật

Vikki Digital Bank tấp nập đón khách tới giao dịch

Vikki Digital Bank tấp nập đón khách tới giao dịch

sự kiện🞄Chủ nhật, 23/02/2025, 17:19

(CL&CS) - Một chương mới đang mở ra cho tương lai nghề nghiệp của hơn 4.000 nhân viên tận tâm, chu đáo, trong không gian hiện đại, thân thiện và tiện nghi.

Thống đốc NHNN: Sẽ tập trung cấp tín dụng đối với người dân có thu nhập thấp có nhu cầu mua nhà

Thống đốc NHNN: Sẽ tập trung cấp tín dụng đối với người dân có thu nhập thấp có nhu cầu mua nhà

sự kiện🞄Thứ sáu, 21/02/2025, 21:28

(CL&CS)- Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, cũng sẽ tập trung cấp tín dụng đối với người dân có thu nhập thấp có nhu cầu mua, sở hữu nhà ở và đáp ứng đủ điều kiện vay vốn.

Các ngân hàng thúc đẩy tăng trưởng tín dụng

Các ngân hàng thúc đẩy tăng trưởng tín dụng

sự kiện🞄Thứ sáu, 21/02/2025, 08:07

(CL&CS)- Các ngân hàng sẽ tăng cường cung cấp vốn cho các lĩnh vực nông nghiệp, vùng sâu vùng xa, doanh nghiệp vừa và nhỏ, chuỗi cung ứng, bất động sản công nghiệp, nhà ở xã hội, và tài chính vi mô.