Thị trường bất động sản sẽ phát triển bền vững hơn khi tinh gọn bộ máy?
Theo nhiều ý kiến đánh giá, thị trường bất động sản sẽ được hưởng lợi sau khi tinh gọn bộ máy do sẽ đơn giản hóa thủ tục hành chính và sẽ tạo đột phá cho thị trường bất động sản.

Đơn giản hóa thủ tục hành chính
Trong bối cảnh nền kinh tế đang phục hồi mạnh mẽ, một trong những bước đi quan trọng mà Chính phủ đang thực hiện là sắp xếp, tinh gọn bộ máy các cơ quan, bộ, ban, ngành liên quan đến việc quản lý và phát triển thị trường bất động sản. Đây là một động thái hứa hẹn tạo ra cơ hội lớn cho thị trường bất động sản Việt Nam bước vào một chu kỳ phát triển mới, thăng hoa và bền vững hơn.
Việc sắp xếp lại bộ máy chính quyền các cấp theo hướng tinh gọn và hiệu quả đang trở thành một trong những yếu tố quan trọng giúp đơn giản hóa thủ tục hành chính. Một trong những lĩnh vực được hưởng lợi lớn từ sự cải cách này chính là thị trường bất động sản, nơi thủ tục đầu tư hiện nay còn khá phức tạp và mất nhiều thời gian.
Bàn về vấn đề trên, ông Lê Văn Bình - Phó Vụ trưởng Vụ Đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho rằng thị trường bất động sản hiện nay đang được quản lý và chịu tác động bởi nhiều cơ quan, bộ ngành khác nhau. Ví dụ như Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ quản lý về đất đai; Bộ Xây dựng quản lý về các dự án bất động sản, nhà ở; hay ngân hàng quản lý về tín dụng…
Tuy nhiên, quá trình tinh gọn lại bộ máy ở các bộ ngành liên quan, đặc biệt như ở Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, cho thấy rất có lợi cho việc quản lý, phát triển thị trường bất động sản.
“Đơn cử như ở Bộ Tài nguyên và Môi trường, hiện nay đang có 3 đơn vị đầu mối cùng quản lý về đất đai, thì khi sáp nhập lại thành một sẽ thống nhất được việc hướng dẫn các địa phương; việc triển khai các quy định của pháp luật liên quan đến đất đai cũng thuận lợi hơn. Nếu địa phương, doanh nghiệp có thắc mắc, có hỏi cũng dễ thống nhất trả lời,” ông Bình nói.
Ở phạm vi rộng hơn, theo ông Bình, việc sáp nhập Bộ Tài nguyên và Môi trường với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, thành Bộ Nông nghiệp và Môi trường, cũng sẽ thuận lợi cho việc quản lý về đất đai.
“Lâu nay cũng có những vấn đề liên quan đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quản lý như quản lý rừng hay đất trồng lúa. Tới đây thống nhất thành một bộ, thì việc quản lý sẽ rất thuận lợi. Ví dụ như đất trồng lúa, quá trình chuyển đổi mục đích trồng lúa sẽ không còn phải chạy đi chạy lại xin ý kiến. Tôi cho rằng đây là điều thấy rõ và rất thuận lợi,” ông Bình chia sẻ.
Cũng theo ông Bình, nếu ở địa phương cũng sáp nhập thì doanh nghiệp càng thuận lợi hơn, bởi họ không phải chạy đi nhiều sở, ngành liên quan để xin phép, giải quyết về thủ tục hành chính. Hơn thế, trong bối cảnh hiện nay, việc sáp nhập cũng sẽ được triển khai rất nhanh, không tốn nhiều thời gian chờ đợi, nên gần như không ảnh hưởng gì đến các hoạt động vận hành, cũng như giải quyết các vấn đề từ thực tiễn.
“Như Bộ Tài nguyên và Môi trường, trước Tết 1 tháng đã có sự chuẩn bị, hiện đã sẵn sàng, thì khi Quốc hội họp, ra nghị quyết, sẽ ban hành các nghị định chức năng, quyền hạn của các bộ, ngành. Bộ trưởng cũng sẽ ban hành quy định về chức năng, nhiệm vụ của các cục, vụ trong bộ,” ông Bình thông tin.
Kịch bản nào cho thị trường?
Dưới góc độ doanh nghiệp, TS. Nguyễn Văn Đính - Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, cho rằng sẽ có hai kịch bản có thể xảy ra sau khi bộ máy các cơ quan quản lý Nhà nước được tinh gọn.
Kịch bản đầu tiên là việc sắp xếp bộ máy sẽ giúp giảm thiểu thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và giúp thị trường bất động sản phục hồi nhanh chóng. Với sự đơn giản hóa thủ tục, các dự án bất động sản sẽ dễ dàng được triển khai và thị trường bất động sản sẽ bước vào chu kỳ mới, phát triển thăng hoa.
Tuy nhiên, ông Đính cũng chỉ ra kịch bản tiêu cực nếu các cơ quan sau khi hợp nhất chưa phân công nhiệm vụ cụ thể, hoặc cán bộ thiếu chủ động trong công việc. Điều này có thể khiến bộ máy rơi vào tình trạng trì trệ, gây ra sự chậm trễ trong các thủ tục đầu tư và khiến thị trường bất động sản tiếp tục rơi vào tình trạng “đóng băng”.
Tuy nhiên, ông Đính nhận định khả năng này là không cao, và những cơ quan, bộ ngành hợp nhất sẽ nhanh chóng thích nghi và phát huy hiệu quả.
Dù có những khó khăn nhất định trong ngắn hạn, thị trường bất động sản Việt Nam vẫn được dự báo sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong trung và dài hạn. Các chuyên gia cho rằng, với sự cải thiện của hành lang pháp lý, việc giảm thiểu thủ tục hành chính, cộng với tiềm năng dân số đông và nhu cầu nhà ở luôn cao, thị trường bất động sản Việt Nam vẫn sẽ duy trì sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Đặc biệt, với sự gia tăng nguồn vốn FDI vào bất động sản, thị trường Việt Nam sẽ tiếp tục là điểm đến của các nhà đầu tư quốc tế. Các dự án bất động sản lớn đang thu hút sự quan tâm từ các nhà đầu tư nước ngoài, và sẽ là động lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
Việc tinh gọn bộ máy hành chính và giảm thiểu thủ tục đầu tư là một bước đi quan trọng giúp thị trường bất động sản Việt Nam phát triển bền vững. Sự cải cách hành chính này không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí mà còn tạo điều kiện để thị trường bất động sản bước vào một chu kỳ mới, thăng hoa và phát triển mạnh mẽ. Mặc dù trong ngắn hạn sẽ có một số tác động nhất định, nhưng với các biện pháp cải cách mạnh mẽ, thị trường bất động sản Việt Nam sẽ tiếp tục là điểm sáng trong khu vực và thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
An Nhiên
- ▪Hạ tầng phát triển thúc đẩy thu hút đầu tư vào bất động sản
- ▪Bất động sản ven sông Hàn là “viên kim cương sáng” của thị trường BĐS Đà Nẵng
- ▪Giải bài toán nguồn cung bất động sản: Phải 2-3 năm nữa mới có hàng mới ra thị trường, Luật mới có hiệu lực nhưng chưa tới?
- ▪Thị trường bất động sản vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, cần tháo gỡ “điểm nghẽn” cho chu kỳ mới?
Bình luận
Nổi bật
Khả năng mua nhà của người dân ngày càng khó
sự kiện🞄Thứ ba, 18/02/2025, 08:49
Việc sở hữu nhà ở của đại bộ phận dân chúng, đặc biệt là ở khu vực thành thị như Hà Nội, TP.HCM ngày càng thách thức trước thực trạng mặt bằng giá liên tục bị đẩy lên cao.
Chuyên gia dự báo giá chung cư khó tăng tiếp
sự kiện🞄Thứ ba, 18/02/2025, 08:49
Theo chuyên gia, giá chung cư hiện nay đều đạt ngưỡng và khó có thể tăng cao hơn. Nếu giá tiếp tục tăng sẽ quá sức mua của người dân dẫn tới khó khăn về thanh khoản.
Nguồn cung chung cư sẽ tiếp tục tăng nhưng khó giảm giá
sự kiện🞄Thứ ba, 18/02/2025, 08:49
Chuyên gia nhận định, thị trường chung cư Hà Nội đã phục hồi và bước vào chu kỳ mới. Nguồn cung căn hộ mới tại Hà Nội năm 2024 tăng cao nhất trong 5 năm gần đây, tuy nhiên có tới 97% căn hộ thuộc phân khúc căn hộ hạng B (căn hộ trung cấp). Do tình trạng lệch pha cung – cầu nên giá chung cư Hà Nội khó giảm trong thời gian tới.
4
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.