Thanh tra Chính phủ chỉ ra hàng loạt yếu kém của Vinafor trong quản lý và sử dụng đất đai
(CL&CS) - Thanh tra Chính phủ đề nghị Tổng công ty Lâm Nghiệp Việt Nam (Vinafor) giải quyết dứt điểm 7.396 ha đất lâm nghiệp bỏ hoang bị các hộ dân lấn, chiếm, tranh chấp
Thanh tra Chính phủ cho biết Vinafor đang quản lý, sử dụng 47.895,60 ha, trong đó diện tích đã được cấp giấy CNQSD đất là 15.445,32 ha, diện tích chưa được cấp mới, cấp đổi giấy CNQSD đất sau đo đạc, cắm mốc là 32.450,28 ha.

Vinafor Sài Gòn chưa có phương án đầu tư mới để khai thác, sử dụng có hiệu quả diện tích đất đai đã được giao, thuê.
Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, diện tích đất bị lấn, chiếm chưa thu hồi của Vinafor là 7.396,73 ha (chiếm 15,44% tổng diện tích được giao, thuê). Nguyên nhân của việc lấn chiếm là do những năm 2005 trở về trước, các lâm trường quốc doanh được giao đất lâm nghiệp nhưng để đất trống nhiều năm không đưa vào sử dụng nên bị hộ dân lấn chiếm. Đất lâm nghiệp trước đây chưa được đo đạc, cắm mốc và chưa có bản đồ địa chính, không có hồ sơ ranh giới cụ thể nên khi bị lấn chiếm không có đầy đủ hồ sơ pháp lý để xử lý triệt để, dẫn đến tình trạng lấn chiếm xảy ra trong thời gian dài.
Ngoài ra, việc nhiều hộ dân nhận khoán rừng và đất rừng nhưng khi hết chu kỳ nhận khoán, không ký lại hợp đồng nhận khoán, không trả lại đất cho bên giao khoán.
Theo Thanh tra Chính phủ, tại huyện Định Quán (tỉnh Đồng Nai), đất lâm nghiệp của Công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp La Ngà (công ty con của Vinafor) bị các hộ dân lấn chiếm 492,30 ha và tự ý trồng xen các loại cây nông nghiệp, cây ăn quả ngắn ngày dưới tán rừng với diện tích 1.156 ha.
Đến 31/12/2017, Công ty Lâm Nghiệp La Ngà đã ký 2.444 hợp đồng giao khoán với các hộ dân có diện tích là 3.763,59 ha đất theo Nghị định 01/CP của Chính phủ, sau này chưa ký lại hợp đồng.
Đối với việc xử lý, sắp xếp lại nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước, Tổng công ty Lâm Nghiệp được giao quản lý, sử dụng 83 cơ sở nhà đất (tổng diện tích 55,39 ha đất), đến nay mới trình các cơ quan chức năng phê duyệt xử lý, sắp xếp 7 cơ sở, còn 76 cơ sở chưa được xử lý theo quy định.
Cũng theo Thanh tra Chính phủ, 2 công ty con của Vinafor là Vinafor Vinh và Vinafor Sài Gòn để nhà, xưởng, văn phòng xuống cấp, sử dụng lâu năm và hết khấu hao nhưng chưa có phương án đầu tư mới để khai thác, sử dụng có hiệu quả diện tích đất đai đã được giao, thuê.
Ngoài ra, giám đốc Lâm trường Tân Lạc ký Hợp đồng giao khoán 150 ha đất nông nghiệp với Trung tâm ứng dụng KHKT lâm nghiệp thuộc Viện Khoa học Lâm Nghiệp, thời gian khoán 50 năm theo quy định tại Nghị định số 01/CP của Chính phủ, nhưng khi Nghị định số 135/2005/NĐ-CP có hiệu lực thì đơn vị nhận giao khoán không thuộc đối tượng được giao khoán đất nông nghiệp, cần phải được rà soát để thanh lý hợp đồng, thu hồi đất, đảm bảo theo quy định.
Với hàng loạt sai phạm trên, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Vinafor chấn chỉnh, khắc phục, xử lý đối với những khuyết điểm, vi phạm của tổng công ty nêu tại kết luận thanh tra. Đồng thời kiểm tra, rà soát đối với việc chuyển mục đích sử dụng đất, cho thuê đất, chuyển nhượng dự án theo thẩm quyền xử lý hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền.
Thanh tra Chính phủ đề nghị Vinafor chủ động phối hợp, đề xuất với UBND các tỉnh, thành phố xử lý, giải quyết dứt điểm diện tích đất bị lấn chiếm, tranh chấp và diện tích đất trồng lấn; khẩn trương phối hợp với cơ quan chức năng của các địa phương để hoàn tất thủ tục cấp giấy CNQSD đất đối với 32.450,28 ha đất; hoàn thành việc rà soát, cắm mốc với diện tích đất còn lại (2.608 ha).
Khánh Chi
- ▪Thanh tra Chính phủ đề nghị tạm thời không cấp phép mới dự án Condotel
- ▪Thanh tra Chính phủ đề nghị tạm thời không cấp phép mới dự án Condotel
- ▪Bắc Giang: Thanh tra Chính phủ chỉ ra loạt sai phạm tại dự án sân tập golf, công viên Hoàng Hoa Thám
- ▪Thanh tra Chính phủ kiến nghị thu hồi hơn 510 tỷ đồng tại dự án của Gamuda Land
Bình luận
Nổi bật
Cần hướng dẫn cụ thể tiêu chí xác định chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp
sự kiện🞄Thứ ba, 10/06/2025, 10:41
Cho ý kiến về việc tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, Chính phủ kịp thời ban hành hướng dẫn cụ thể và có tiêu chí xác định “chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp".
Kymdan - hãng nệm cao su thiên nhiên đầu tiên tại Việt Nam
sự kiện🞄Thứ bảy, 07/06/2025, 11:12
(CL&CS) - Ra đời từ năm 1954, Kymdan không chỉ là thương hiệu nệm cao su thiên nhiên đầu tiên tại Việt Nam mà còn là biểu tượng của chất lượng và sự đổi mới trong ngành sản xuất nệm.
Nhiều doanh nghiệp đang mạnh dạn đầu tư vào phát triển xanh
sự kiện🞄Thứ sáu, 06/06/2025, 15:39
(CL&CS)- Theo ông Hồ Kiên Trung – Phó Cục trưởng Cục Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Môi trường, ngày càng nhiều doanh nghiệp lựa chọn con đường phát triển xanh, mạnh dạn đầu tư vào các giải pháp xử lý nước thải tiên tiến, tiệm cận với công nghệ của những quốc gia phát triển hàng đầu.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.