Tay ngang “mắc cạn” vì lướt sóng đất nền lúc sốt đất

(CL&CS) - Trước cơn sốt đất diễn ra rộng khắp trên cả nước, nhiều nhà đầu tư chạy theo đám đông và “sập bẫy” khi lướt sóng bất động sản do chưa có kinh nghiệm. Vậy làm gì để tránh “tiền mất tật mang” khi lần đầu đầu tư bất động sản?

Trong cơn “sốt đất” đang quay cuồng như hiện nay, nhiều nhà đầu tư dù chưa có nhiều kinh nghiệm cũng bị cuốn theo làn sóng đầu tư đất nền và hậu quả là họ phải “ăn trái đắng”. Mới đây, tại buổi tọa đàm "Tỉnh táo trong cơn sốt đất", nhiều chuyên gia đã chỉ ra hàng loạt ảnh hưởng tiêu cực cùng hệ lụy của những cơn sốt.

Khi cơn sốt đất đi qua, nhiều nhà đầu tư F0 phải 'ăn trái đắng

Khi cơn sốt đất đi qua, nhiều nhà đầu tư F0 phải 'ăn trái đắng"

Theo lãnh đạo của LDG Group, có nhóm đối tượng đứng đằng sau cơn sốt đất để thổi giá tăng chóng mặt và chỉ có họ được hưởng lợi từ những biến động này. Cứ 100 người tham gia thị trường khi sốt đất diễn ra thì có đến 80 người chạy theo đám đông, đa phần là tay ngang, nhà đầu tư F0 (lần đầu tham gia thị trường) mua tài sản lần đầu sập bẫy sốt đất (tương đương 80%). Chỉ có 20 người đứng đằng sau các cơn sốt đất hưởng lợi từ sự tăng giá bất động sản phi mã, chiếm tỷ trọng 20%.

“Các nhà đầu tư chết vì sốt đất do chạy theo đám đông nhưng nắm thông tin chậm hơn, ít kiến thức và non kinh nghiệm, đồng thời họ thường dùng đòn bẩy tài chính, cắm nhà (thế chấp tài sản nhà) để gia nhập cuộc chơi vì niềm tin quá lớn. Kẻ thắng trong các cơn sốt đất chỉ có nhóm tạo sốt, cò mồi và một số ít người may mắn”, vị lãnh đạo LDG phân tích.

Lãnh đạo của LDG Group cũng khuyến cáo, khác với chứng khoán cần một tỷ trọng dòng vốn tương đối lớn để chi phối thị trường, với thị trường bất động sản, các đối tượng đứng đằng sau cơn sốt đất không phải bỏ ra quá nhiều tiền mà vẫn có thể tạo sóng thị trường để trục lợi.

Các đối tượng đứng đằng sau tạo ra cơn sốt đất thường hoạt động có tổ chức, bố trí cò mồi nhắm vào tâm lý mua nhanh bán nhanh kiếm lời khủng. Hành vi của đa số nhà đầu tư F0 trong cơn sốt đất là chạy theo đám đông, cầm cố nhà cửa, rút hết tiền tiết kiệm, vay mượn nhiều nơi để mua đất giá cao với kỳ vọng lãi lớn trong thời gian ngắn. Song đa phần những người này đã, đang và sẽ "mắc cạn" trong cơn sốt đất.

Ông Ngô Quang Phúc, Tổng giám đốc Công ty địa ốc Phú Đông cho rằng, các đối tượng đứng đằng sau tạo cơn sốt đất đang hoạt động ngày càng tinh vi. Nắm bắt được sự tăng giá và sức nóng của thị trường phụ thuộc vào các giao dịch thực tế, họ cố tình thực hiện các vụ mua bán thật, dù không nhiều và sử dụng chính giao dịch đó làm mồi nhử, tạo tâm lý đám đông.

Họ còn sử dụng đội ngũ cò mồi và mạng xã hội để gây hiệu ứng thu hút các nhà đầu tư tay ngang nhập cuộc. Khi cơn sốt lên đỉnh điểm, các đối tượng này rút khỏi thị trường và để lại nhiều hệ lụy cho những người đến sau.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA) thừa nhận, thời gian qua khi thị trường địa ốc xảy ra sốt đất, có nhiều nhà đầu tư F0 đổ tiền mua nhà đất. Việc họ mắc bẫy tâm lý đám đông trong cơn sốt đất là điều dễ hiểu vì họ thiếu kiến thức, non kinh nghiệm. Hệ lụy của tình trạng sốt giá đất khiến nhiều nhà đầu tư bị thiệt hại, thậm chí phá sản trong khi nhà đất bị bỏ hoang.

Các chuyên gia cũng cho rằng, để tránh rủi ro, trước khi mua đất nền đầu tư hoặc mua để ở, nhà đầu tư cần lưu ý, nếu giá bán của đất nền mà bạn dự định mua thấp hơn nhiều so với giá bán đất nền của các dự án lân cận thì người mua nên tính toán đến tính khả thi và năng lực hoàn thiện dự án. Không nên thấy dự án đất nền giá rẻ mà lao vào vì có thể gặp các dự án đang chết hoặc không khả thi. Nhà đầu tư nên chọn các dự án của các chủ đầu tư uy tín, năng lực tài chính mạnh, uy tín truyền thông, khảo sát người dân đang sinh sống tại các dự án của chủ đầu tư đó về mức độ hài lòng. Trước khi mua, nhà đầu tư cần tìm hiểu rõ pháp lý của dự án đã được phê duyệt quy hoạch hay chưa, đã có quyết định giao đất của cơ quan có thẩm quyền hay chưa và một số loại giấy tờ thủ tục khác...

Nhiều ý kiến cho rằng, để giải quyết triệt để những cơn sốt đất, nên đánh thuế chuyển nhượng rất cao nhằm triệt tiêu ý chí của nhà đầu tư. Cụ thể, nếu nhà đầu tư mua đi bán lại sẽ bị đánh thuế cao trong 2-3 năm đầu khi chuyển nhượng.

Đồng thời, nhà nước cũng cần đánh thuế những người có nhiều bất động sản và đánh thuế ở mức cao nếu không đưa đất vào sử dụng. Hiện nay, nhà nước có chính sách thu hồi đất chậm đưa vào sử dụng nhưng chỉ thu hồi những dự án bất động sản không đưa vào sử dụng.

An Nam

Bình luận

Nổi bật

The Komorebi: Biệt thự phong cách Nhật “3 trong 1” trên “đảo tỷ phú”

The Komorebi: Biệt thự phong cách Nhật “3 trong 1” trên “đảo tỷ phú”

sự kiện🞄Thứ hai, 18/11/2024, 18:08

(CL&CS) - Là siêu phẩm “3 trong 1”, vừa ở sướng, vừa kinh doanh hiệu quả, vừa có triển vọng tăng giá cao, phân khu chuẩn Nhật The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Hải Phòng) đang được các nhà đầu tư quan tâm săn đón.

BĐS thấp tầng Vinhomes lợi nhuận tối thiểu 16%/năm: Đích đến mới của dòng tiền

BĐS thấp tầng Vinhomes lợi nhuận tối thiểu 16%/năm: Đích đến mới của dòng tiền

sự kiện🞄Thứ hai, 18/11/2024, 07:17

(CL&CS) - Mang lại lợi nhuận chắc chắn tối thiểu 16%/năm, bất động sản thấp tầng Vinhomes đang là đích đến của dòng tiền giai đoạn cuối năm, nhất là khi kênh tiết kiệm đã “mất thiêng”, giá vàng đang rời đỉnh.

Người trẻ “săn” căn hộ nội đô Hanoi Melody Residences làm bến đỗ

Người trẻ “săn” căn hộ nội đô Hanoi Melody Residences làm bến đỗ

sự kiện🞄Thứ sáu, 15/11/2024, 10:08

(CL&CS) - Với khách trẻ ưu tiên mua căn hộ nội đô, Hanoi Melody Residences đang trở thành “bến đỗ”, nhờ đáp ứng tiêu chí khắt khe và chính sách thanh toán linh hoạt lên tới 05 phương thức lựa chọn.