Tập đoàn Masan chi 1.122 tỷ đồng tạm ứng cổ tức đợt 1/2021

(CL&CS) - Tập đoàn Masan thông báo ngày 16/7 sẽ tạm ứng cổ tức đợt 1/2021 cho cổ đông, tỷ lệ 9,5%. Ở mức cổ tức này, Masan sẽ chi 1.122 tỷ đồng.

Tập đoàn Masan thông báo 1/7 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức, 16/7 là ngày thanh toán cổ tức đợt 1/2021 cho cổ đông. (Ảnh: N.N)

Tập đoàn Masan thông báo 1/7 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức, 16/7 là ngày thanh toán cổ tức đợt 1/2021 cho cổ đông. (Ảnh: N.N)

Tập đoàn Masan vừa phát hành 5.851.446 cổ phiếu ESOP (Employee Stock Ownership Plan: kế hoạch phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động trong công ty), nâng số lượng chứng khoán đang lưu hành lên 1.180.534.692 cổ phiếu, tương ứng vốn điều lệ 11.805 tỷ đồng. Để thực hiện tạm ứng cổ tức đợt 1/2021, Masan cần chi 1.122 tỷ đồng.

Ngày 14/6 vừa qua, thành viên của Tập đoàn Masan là CTCP Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer) đã thực hiện chi trả cổ tức năm 2020 với tỷ lệ 45%. Tổng số tiền Masan Consumer chi ra để trả cổ tức là 3.190 tỷ đồng. Tại thời điểm 31/3/2021, Tập đoàn Masan có 68,9% tỷ lệ lợi ích tại Masan Consumer.

Tại đại hội đồng cổ đông thường niên 2021, Tập đoàn Masan không ấn định cụ thể mức cổ tức năm 2021. Tuy nhiên, đại hội đã ủy quyền cho HĐQT tùy thuộc vào kế hoạch kinh doanh và đảm bảo tối ưu hóa dòng tiền, quyết định tỷ lệ tạm ứng cổ tức, thời gian cũng như phương thức chi trả.

Tập đoàn Masan là một trong những doanh nghiệp cần nhiều nguồn vốn để thực hiện M&A mở rộng phạm vi hoạt động, đa dạng hóa sản phẩm phục vụ người tiêu dùng nên không thường xuyên chi trả cổ tức mặc dù hoạt động liên tục có lãi. Những năm 2009 - 2014, 2017, 2018, 2020, Tập đoàn Masan không thực hiện chi trả cổ tức. Các năm trả cổ tức bằng tiền gần đây của tập đoàn là 2015 (tỷ lệ 19%), 2016 (11%), 2019 (10%) và phát hành cổ phiếu thưởng từ nguồn vốn chủ sở hữu theo tỷ lệ 50% vào năm 2017.

Năm 2020 đánh dấu bước đột phá của Tập đoàn Masan sau khi thực hiện M&A với CTCP Dịch vụ Thương mại Tổng hợp VinCommerce và CTCP VinEco từ Tập đoàn Vingroup. Với sự đóng góp từ hệ thống siêu thị Vinmart thuộc sở hữu của VinCommerce, doanh thu của Tập đoàn Masan tăng 106,7% lên 77.218 tỷ đồng.

Năm 2021, Tập đoàn Masan đặt mục tiêu doanh thu 92.000 - 102.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế phân bổ cho cổ đông của công ty 2.500 - 4.000 tỷ đồng.

Chuyển đổi cửa hàng VinMart+ thành điểm đến cho mọi lứa tuổi

Vào cuối tháng 5 vừa qua, thành viên của Tập đoàn Masan là VinCommerce đã chi 15 triệu USD để sở hữu 20% cổ phần tại CTCP Phúc Long Heritage - công ty sở hữu thương hiệu Phúc Long, một trong những thương hiệu chuỗi bán lẻ trà và cà phê hàng đầu Việt Nam.

Người tiêu dùng xếp hàng mua trà, cà phê thương hiệu Phúc Long bên trong cửa hàng Vinmart+. (Ảnh: N.N)

Người tiêu dùng xếp hàng mua trà, cà phê thương hiệu Phúc Long bên trong cửa hàng Vinmart+. (Ảnh: N.N)

Theo đó, hai bên cùng phát triển mô hình “Kiosk Phúc Long” thông qua mạng lưới hơn 2.200 cửa hàng VinMart+ trên toàn quốc. Mô hình “Kiosk Phúc Long” trên nền tảng cửa hàng VinMart+ góp phần mang các thức uống trà và cà phê thương hiệu Phúc Long đến 100 triệu người tiêu dùng Việt Nam, đồng thời chuyển đổi các cửa hàng VinMart+ thành điểm đến cho mọi lứa tuổi và mọi nhu cầu thiết yếu hàng ngày.

Hiện nay, tổng tiêu thụ trà và cà phê tại Việt Nam ước tính là 2,3 tỷ USD và dự kiến tăng trưởng hơn 10% mỗi năm. Với kết quả thử nghiệm thành công của 4 Kiosk Phúc Long tại TP.HCM trong 3 tháng qua, hai bên tự tin sẽ hoàn thành mục tiêu 1.000 kiosk Phúc Long trong 18-24 tháng tiếp theo.

Kiosk Phúc Long sẽ chia sẻ 20% doanh thu với cửa hàng VinMart+. Dựa vào kết quả kinh doanh của mô hình thí điểm, hợp tác này sẽ góp phần tăng biên lợi nhuận của toàn hệ thống cửa hàng VinMart+ hơn 4,0% so với mức hiện tại.

Nguyễn Như

Bình luận

Nổi bật

Phát triển năng lượng phi truyền thống ở Việt Nam với mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

Phát triển năng lượng phi truyền thống ở Việt Nam với mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 14:09

(CL&CS) - Ngày 26/4/2024, tại Cung triển lãm Kiến trúc, Quy hoạch xây dựng Quốc gia đã diễn ra Hội thảo “Tiềm năng phát triển năng lượng phi truyền thống ở Việt Nam” do Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản phối hợp cùng Công ty TNHH Dịch vụ triển lãm SES Việt Nam tổ chức, Hội thảo đã tập trung vào hai dạng năng lượng chính: khí hóa than ngầm và năng lượng địa nhiệt.

ĐHCĐ VINAMILK: Cổ đông quan tâm về chiến lược thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững

ĐHCĐ VINAMILK: Cổ đông quan tâm về chiến lược thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 08:19

(CL&CS) - Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (“Vinamilk”) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (“ĐHĐCĐ”) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.

Masan đặt mục tiêu 30 triệu hội viên WIN vào năm 2025

Masan đặt mục tiêu 30 triệu hội viên WIN vào năm 2025

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 08:04

(CL&CS) - Ra mắt vào năm 2023, chương trình hội viên WIN đã thu hút số lượng 8,5 triệu vào cuối quý 1/2024 và Masan dự kiến ​​sẽ đạt 30 triệu hội viên WIN vào năm 2025.