Thứ ba, 15/12/2020, 08:02 AM

Tập đoàn Masan chi 1.175 tỷ đồng trả cổ tức năm 2019

(CL&CS) - Với mức chi trả cổ tức 10% bằng tiền mặt của Tập đoàn Masan, cổ đông lớn nhất là CTCP Masan sẽ nhận 365 tỷ đồng.

Trong 9 tháng đầu năm nay, VinCommerce (công ty quản lý chuỗi siêu thị Vinmart, Vinmart+) đã đóng góp 42,6% trong cơ cấu doanh thu 55.618 tỷ đồng của Tập đoàn Masan (Ảnh: Vinmart)

Trong 9 tháng đầu năm nay, VinCommerce (công ty quản lý chuỗi siêu thị Vinmart, Vinmart+) đã đóng góp 42,6% trong cơ cấu doanh thu 55.618 tỷ đồng của Tập đoàn Masan (Ảnh: Vinmart)

Tập đoàn Masan thông báo 17/12 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức năm 2019 bằng tiền, ngày thanh toán là 30/12.

Đây là lần thứ 2, Tập đoàn Masan chi trả cổ tức bằng tiền cho cổ đông. Trước đó, năm 2017, Tập đoàn Masan đã chi trả cổ tức bằng tiền 30% và cổ phiếu thưởng 50%.

Mức chi trả cổ tức năm 2019 đã được đại hội đồng cổ đông thường niên 2020 thông qua. Cũng tại đại hội này, Tập đoàn Masan đã ủy quyền cho HĐQT xem xét và lập phương án phân chia cổ tức hàng năm, bao gồm cả tạm ứng cổ tức bắt đầu từ năm tài chính 2020 trở đi phù hợp các kế hoạch kinh doanh hàng năm, nguồn lợi nhuận ròng có thể chia được.

Với mức chi trả cổ tức 10% (1.000 đồng/cổ phiếu), cổ đông lớn CTCP Masan sở hữu 31,09% vốn điều lệ sẽ nhận 365 tỷ đồng tiền cổ tức, Công ty TNHH MTX Xây dựng Hoa Hướng Dương sở hữu 13,17% sẽ nhận 155 tỷ đồng, SK Investment Vina I Pte. Ltd. sẽ nhận 110 tỷ đồng, Ardolis Investment Pte Ltd sẽ nhận 105 tỷ đồng.

Trong 9 tháng đầu năm nay, Tập đoàn Masan đạt doanh thu thuần 55.618 tỷ đồng, tăng 111% so cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chủ yếu do hợp nhất các mảng kinh doanh mới sáp nhập VinCommerce đạt 23.678 tỷ đồng và được thúc đẩy bởi tăng trưởng nội tại của tất cả các mảng kinh doanh.

Trên cơ sở so sánh tương đương (like for like - LFL), doanh thu thuần của Tập đoàn Masan trong 9 tháng đầu năm nay tăng trưởng 19,6% so cùng kỳ năm trước.

Lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 969 tỷ đồng, giảm 76%. Tập đoàn Masan cho biết nguyên nhân lợi nhuận sụt giảm đến từ hợp nhất VinCommerce, tăng lợi ích của cổ đông thiểu số do giảm tỷ lệ sở hữu của Tập đoàn Masan tại Masan Consumer Holdings, lợi nhuận tại Masan High-Tech Materials thấp hơn do giá hàng hóa thấp hơn và chi phí lãi vay cao hơn, nhưng được bù đắp bởi đóng góp lợi nhuận cao hơn từ Techcombank.

Nguyễn Như

Bình luận

Nổi bật

Gắn khoa học công nghệ với phát triển sản phẩm chủ lực tại Huế

Gắn khoa học công nghệ với phát triển sản phẩm chủ lực tại Huế

sự kiện🞄Thứ tư, 19/03/2025, 14:31

(CL&CS) - Ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN) là con đường ngắn nhất giúp doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) tại Huế giảm chi phí, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, nâng tầm các sản phẩm chủ lực hướng tới phát triển bền vững.

Năng suất lao động - động lực gia tăng sức mạnh quốc gia

Năng suất lao động - động lực gia tăng sức mạnh quốc gia

sự kiện🞄Thứ tư, 19/03/2025, 10:47

(CL&CS) - Năng suất lao động ở cấp quốc gia chính là động lực làm tăng sức mạnh của mỗi quốc gia, Chính phủ từ đó có thể giải quyết các vấn đề cải thiện cuộc sống cho người dân và sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế nói chung. Những ví dụ điển hình của việc gia tăng năng suất trong nền kinh tế là nâng cấp cơ sở hạ tầng, làm sạch môi trường, tăng cường và cải tiến dịch vụ công cộng, tăng phúc lợi xã hội cho người nghèo, người khuyết tật và những người khác.

Doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng nhờ áp dụng các chương trình cải tiến

Doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng nhờ áp dụng các chương trình cải tiến

sự kiện🞄Thứ ba, 18/03/2025, 09:17

(CL&CS) - Doanh nghiệp Việt Nam đã ý thức được tầm quan trọng của việc xây dựng, áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng, đảm bảo chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Các chương trình cải tiến năng suất, chất lượng đã trở thành hoạt động không thể thiếu trong quá trình xây dựng và phát triển của doanh nghiệp.