Thứ tư, 03/04/2024, 10:24 AM

Tăng tốc trong giải phóng mặt bằng tại khu công nghiệp lớn nhất tỉnh Phú Thọ

Tính đến tháng 3/2024, khu công nghiệp này đã thu hút được 28 dự án đầu tư, tạo việc làm cho 4.000 lao động.

Với tổng diện tích quy hoạch lên tới 450ha, khu công nghiệp Cẩm Khê (huyện Cẩm Khê) là khu công nghiệp lớn nhất tại tỉnh Phú Thọ.

Hiện nay, dự án dầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Cẩm Khê với diện tích 427,3ha, dự án Đường nối Quốc lộ 32C vào khu công nghiệp và dự án Trạm bơm tiêu với tổng diện tích 22,7ha đang được xây dựng.

khu-cong-nghiep

Bối cảnh 3D khu công nghiệp Cẩm Khê

Theo thông tin từ Báo Lao Động, nhiều diện tích mặt bằng của khu công nghiệp Cẩm Khê được giải tỏa, hoàn thành xây dựng hạ tầng, một số doanh nghiệp đã đi vào hoạt động, một số khác đang xây dựng nhà máy.

Những năm qua, công tác giải phóng mặt bằng khu công nghiệp Cẩm Khê đã gặp không ít khó khăn. Nguyên do là một số hộ dân dù đã được tuyên truyền, vận động trong thời gian dài nhưng không nhận tiền bồi thường; một số hộ cơi nới, tạo lập tài sản trong quy hoạch khu công nghiệp để trục lợi bất hợp pháp; một số hộ khác dù đã nhận tiền bồi thường nhưng trây ỳ không bàn giao mặt bằng...

Theo UBND huyện Cẩm Khê, lũy kế đến nay đã giải phóng được 341,98/427,3ha; đã phê duyệt chuyển mục đích sử dụng đất và giao đất cho Chủ đầu tư diện tích 139,5ha, diện tích chưa chuyển mục đích sử dụng đất là 287,8ha.

Theo ông Nguyễn Hữu Chí - Phó Chủ tịch UBND huyện Cẩm Khê cho biết, dự án đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Cẩm Khê là dự án trọng điểm của của tỉnh. Vì vậy, toàn hệ thống chính trị của huyện sẽ dồn lực để hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng khu công nghiệp này.

Cũng theo ông Chí, thời gian qua, cấp ủy chính quyền huyện Cẩm Khê đã tập trung tháo gỡ những khó khăn, nút thắt, đề xuất các chính sách về bồi thường đảm bảo quyền lợi cho người dân.

Thế nhưng, vẫn còn một số hộ dân chưa chấp hành, gây ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án, huyện đã không ít lần phải lập biên bản (các hộ cơi nới), thực hiện biện pháp bảo vệ thi công (các hộ đã nhận tiền nhưng chậm bàn giao mặt bằng), thậm chí là cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất (các hộ không đồng tình).

Khu công nghiệp Cẩm Khê được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bổ sung vào Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam từ năm 2008. Đến ngày 13/5/2016, UBND tỉnh Phú Thọ ban hành Quyết định số 1092 về việc thành lập khu công nghiệp này.

Tính đến tháng 3/2024, khu công nghiệp Cẩm Khê đã thu hút được 28 dự án đầu tư, tạo việc làm cho 4.000 lao động. Năm 2023 vừa qua, tổng giá trị xuất khẩu của toàn khu công nghiệp đạt trên 76 triệu USD, giá trị nhập khẩu đạt 58,2 triệu USD, nộp ngân sách trên 70,5 tỷ đồng.

Ngày 5/12/2023, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phê duyệt quy hoạch tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo quy hoạch, đến năm 2030, toàn tỉnh có 22 đô thị gồm 1 đô thị loại I là thành phố Việt Trì; 1 đô thị loại II trên cơ sở nâng cấp thị xã Phú Thọ lên thành phố trực thuộc tỉnh; 9 đô thị loại IV gồm Hùng Sơn, Lâm Thao, Thanh Thủy, Hưng Hóa, Đoan Hùng, Cẩm Khê, Yên Lập, Tân Phú, Hạ Hòa; 3 đô thị loại IV mở rộng gồm Phong Châu, Thanh Ba, Thanh Sơn; 8 đô thị loại V thành lập mới (Vạn Xuân, Phú Lộc, Tây Cốc, Hiền Lương, Minh Tân, Thu Cúc, Hương Cần, Hoàng Xá).

Theo quy hoạch, mục tiêu phát triển đến năm 2030 là khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực và phát huy bản sắc văn hóa phong phú, đa dạng; phấn đấu đến năm 2030 Phú Thọ là tỉnh phát triển hàng đầu vùng trung du và miền núi phía Bắc; có hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ.

Quốc Chiến

Bình luận

Nổi bật

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:00

(CL&CS) - Các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2025 được đề ra gồm: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 đô la Mỹ (USD); Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%...

Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 09:04

(CL&CS) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1371/QĐ-TTg ngày 13/11/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%

Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%

sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 20:59

(CL&CS)- Chiều 12/11, với 424/426 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.