Thứ ba, 08/12/2020, 07:17 AM

Tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm

(CL&CS) - Vừa qua, trên cả nước đã xảy ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm liên quan đến bếp ăn tập thể, ăn uống tập trung hay cùng mua sản phẩm từ một cửa hàng, nhãn hiệu đồ ăn, thậm chí là các suất ăn từ thiện... Để ngăn chặn các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra, Cục An toàn thực phẩm đã yêu cầu các địa phương chủ động xây dựng kế hoạch bảo đảm an toàn thực phẩm; người dân cần tuân thủ ăn chín, uống sôi, lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ và đảm bảo các nguyên tắc chế biến để tránh nguy cơ ngộ độc.

Nhiều vụ ngộ độc liên tiếp xảy ra

Mới đây nhất là vụ 175 người dân ở làng Phung, xã Ia Phang và làng Phung, xã Ia Le, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai bị ngộ độc phải nhập viện điều trị do ăn xôi của đoàn từ thiện tặng. Vụ việc xảy ra vào lúc 8 giờ ngày 4/12/2020, đoàn từ thiện Từ Tâm (thành phố Cần Thơ) phối hợp với Hội Chữ Thập đỏ huyện Chư Pưh – Gia Lai tổ chức tặng quà cho 200 bệnh nhân phong và người nghèo tại đây. Trong quá trình tặng quà, đoàn có phát cho mỗi người dân 1 gói xôi để ăn. Điều đáng nói, xôi này được nấu từ trưa ngày 3/12, đựng trong túi nilon.

Sau khi ăn xôi được vài tiếng, khoảng 13 giờ ngày 4/12, đã có một số người dân đến trạm y tế địa phương cấp cứu trong tình trạng tiêu chảy, nôn ói, chóng mặt. Tính đến sáng 5/12, tổng số bệnh nhân nhập viện là 175 người.

Theo nhận định ban đầu của Sở Y tế Gia Lai, các gói xôi của đoàn từ thiện bị nghi ngờ là nguyên nhân gây ra vụ ngộ độc này.

Trước đó vào ngày 29/5/2020, do ăn bánh mỳ của một đoàn từ thiện cung cấp mà 135 em học sinh lớp 4 và lớp 5 trường Tiểu học xã N’Thôl Hạ (huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng) đã phải nhập viện vì ngộ độc với các biểu hiện đau bụng, nôn mửa.

Cũng vào cuối tháng 11/2020 vừa qua, 150 người ở thôn Lai Hạ, xã Lai Hạ, huyện Lương Tài, Bắc Ninh đã nhập viện sau khi ăn cỗ khánh thành chùa với các biểu hiện ngộ độc thực phẩm.

Ngoài ra, còn nhiều các vụ ngộ độc khác như ăn phải nấm độc, ngộ độc do các suất ăn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, trường học, tại các hàng quán dọc đường…

Theo bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai), ngộ độc thực phẩm do ba nguyên nhân chính. Đó là thực phẩm nhiễm vi sinh vật (vi khuẩn, virus) hoặc độc tố của vi sinh vật (độc tố vi khuẩn); thực phẩm bị nhiễm hóa chất và bản thân thực phẩm có độc (như nấm độc, cá nóc…). Ngoài ra, nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm còn do khâu bảo quản và chế biến thực phẩm như: Chế biến thức ăn qua nhiều khâu thủ công, nấu thức ăn giàu đạm không chín kỹ, để nhiễm bẩn giữa các thực phẩm với nhau...

Để phòng tránh ngộ độc thực phẩm, Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên khuyến cáo người dân cần chú ý tuân thủ các hướng dẫn về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Theo các chuyên gia, nguy cơ ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể vẫn có thể xảy ra nếu bếp ăn tập thể sử dụng các nguyên liệu, thực phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc, sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, khâu vận chuyển, bảo quản thực phẩm của các đơn vị sản xuất, kinh doanh và cung cấp suất ăn công nghiệp không bảo đảm an toàn.

Các chuyên gia khuyến cáo, phòng tránh ngộ độc, người dân cần ăn chín, uống sôi; chọn thực phẩm tươi sống hoặc đông lạnh đúng yêu cầu, cần nhớ nguyên tắc tách riêng thực phẩm sống và chín, kể cả các dụng cụ chế biến, chứa đựng; rửa tay bằng xà phòng trước khi chế biến, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh. Cố gắng tính toán nấu xong ăn hết, nếu còn thừa thì đun lại ngay sau ăn (vì khi ăn có lẫn thêm các vi khuẩn từ ngoài vào, việc này người dân ta không ai biết), để nguội nhanh và sau đó bảo quản lạnh.

Các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm

Ngày 03/11/2020, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực Trung ương, sở Y tế các tỉnh, thành phố và Ban Quản lý các KCN về đề nghị tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, trường học.

Các địa phương chủ động xây dựng kế hoạch bảo đảm an toàn thực phẩm (ảnh minh họa)

Các địa phương chủ động xây dựng kế hoạch bảo đảm an toàn thực phẩm (ảnh minh họa)

Theo Cục An toàn thực phẩm thì tình hình ngộ độc thực phẩm tại các bếp ăn tập thể trong 10 tháng đầu năm 2020 có giảm về số vụ so với cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên, toàn quốc vẫn ghi nhận 04 vụ ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể trong khu công nghiêp/khu chế xuất làm 390 người mắc và 7 vụ trong trường học, làm 160 người mắc, không có trường hợp tử vong và dự báo nguy cơ xảy ra ngộ độc thực phẩm vẫn diễn biến phức tạp, đe doạ tới sức khoẻ cộng đồng, an sinh xã hội.

Cục An toàn thực phẩm đề nghị các đơn vị, địa phương khẩn trương tập trung chỉ đạo, thực hiện các nội dung gồm:

- Thực hiên nghiêm Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 13 tháng 4 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về viêc tiếp tục tăng cường trách nhiêm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình mới. Hướng dẫn triển khai nghiêm túc các quy định tại Luật An toàn thực phẩm, Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 2/2/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm về quy định điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.

- Các địa phương chủ động xây dựng kế hoạch bảo đảm an toàn thực phẩm đối với bếp ăn tập thể trên địa bàn, trong đó bảo đảm toàn bộ bếp ăn tập  thể tại các khu công nghiêp/khu chế xuất, bếp ăn tại các trường học trên địa bàn  phải được kiểm tra, giám sat, hậu kiểm, được phân công, phân cấp quản lý đầy  đủ, bảo đảm không để sót, không có đơn vị không bảo đảm an toàn thực phẩm được phép hoạt động.

- Phối hợp với Sở Giao dục và Đào tạo, các Ban Quản lý Khu côngnghiêp/khu chế xuất tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể trong khu công nghiêp/khu chế xuất, bếp ăn trường học và các cơ sở cung cấp suất ăn sẵn cho khu công nghiêp/khu chế xuất, trường học trên địa bàn. Phát hiện sớm và kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật; công khai các vi phạm trên phương tiên thông tin để kịp thời cảnh báo cho cộng đồng.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục kiến thức an toàn thực phẩm, biện pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm cho các đối tượng. Đặc biêt là các doanh nghiêp có bếp ăn tập thể, cơ sở cung cấp suất ăn sẵn, ban quản lý các khu công nghiêp, khu chế xuất trên địa bàn để bảo đảm sản xuất, kinh doanh thực phẩm bền vững và có trách nhiệm với sức khỏe cộng đồng; biểu dương các cơ sở bếp ăn tập thể, cung cấp suất ăn sẵn chấp hành tốt các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn thực phẩm.

- Chỉ đạo/phối hợp với các đơn vị y tế trên địa bàn chuẩn bị sẵn sàng các phương án, lực lượng thường trực, phương tiên, vật tư, hóa chất; tăng cường công tác đào tạo, tập huấn cho lực lượng chuyên môn trong việc khám, cấp cứu và điều  trị, điều tra, xử lý để kịp thời khắc phục, giảm thiểu ảnh hưởng khi có vụ ngộ độc  thực phẩm xảy ra trên địa bàn.

Hồng Liên

Bình luận

Nổi bật

Thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống

Thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống

sự kiện🞄Thứ sáu, 12/04/2024, 20:20

(CL&CS) - Ngày 11/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 4/2024. Cùng tham dự phiên họp có các đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ, các thành viên Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ.

Chiến dịch “The Art of European Pork” từ các nhà cung cấp thịt Bỉ đã trở lại Việt Nam

Chiến dịch “The Art of European Pork” từ các nhà cung cấp thịt Bỉ đã trở lại Việt Nam

sự kiện🞄Thứ sáu, 12/04/2024, 11:09

(CL&CS) - Đầu tháng 4/2024, văn phòng thịt Bỉ cho biết, sự quay lại của chiến dịch "The Art of European Pork – từ các nhà cung cấp thịt Bỉ” tại Việt Nam, tiếp nối hành trình quảng bá chất lượng thịt lợn Châu Âu đến người tiêu dùng Việt.

PV GAS nhận chuyến tàu LNG thứ 2 về Việt Nam, bắt đầu cung cấp LNG phục vụ sản xuất điện

PV GAS nhận chuyến tàu LNG thứ 2 về Việt Nam, bắt đầu cung cấp LNG phục vụ sản xuất điện

sự kiện🞄Thứ sáu, 12/04/2024, 11:00

(CL&CS) - Ngày 11/4, tàu Al Jassasiya chở gần 70.000 tấn LNG từ cảng Ras Laffan (Qatar) đã cập bến cảng PV GAS Vũng Tàu, bắt đầu chuyển giao nguồn nhiên liệu phục vụ sản xuất điện trong giai đoạn cao điểm vào mùa khô.