Suốt 6 năm chịu khổ vì kiểm dịch, VASEP gửi thỉnh nguyện tới Thủ tướng
(CL&CS) - VASEP vừa gửi đơn thỉnh nguyện tới Thủ tướng về những bất cập trong “kiểm dịch” sản phẩm thuỷ sản dùng làm thực phẩm.
Trong thư thỉnh nguyện, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cùng các doanh nghiệp (DN) cho biết cộng đồng DN thủy sản đã & đang gặp vướng mắc lớn về các quy định liên quan đến hoạt động kiểm tra hàng thủy sản nhập khẩu dùng làm thực phẩm khi nhóm sản phẩm này bị áp vào danh mục có tên là «Kiểm dịch».
Đặc biệt là những bất cập này kéo dài trong suốt 6 năm nay mà vẫn chưa được sửa đổi, gây ra nhiều mâu thuẫn với hệ thống luật pháp, đi ngược lại các Nghị quyết của Chính phủ mở rộng danh mục “kiểm dịch” trong quá trình hơn 10 năm qua.

«Đây là vướng mắc lớn của các DN thủy sản, trong khi VASEP là một thành viên tích cực của Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính (TTHC) của Thủ tướng Chính phủ trong các năm qua», ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP cho biết.
Theo VASEP, đây là những bất cập cả về pháp lý, thực tế thực hiện và không phù hợp với thông lệ quốc tế. Đang có sự khác biệt trong chính quy định kiểm tra thuỷ sản xuất khẩu và thuỷ sản nhập khẩu và khác biệt trong kiểm tra sản phẩm thuỷ sản nhập khẩu giữa Việt Nam và các quốc gia khác.
VASEP cho rằng, các hoạt động kiểm tra nhà nước đối với hàng thủy sản nhập khẩu được thực hiện theo các quy định tại các Thông tư về “kiểm dịch” của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là chưa đúng bản chất của hoạt động kiểm tra này với nhóm sản phẩm thuỷ sản chế biến dùng làm thực phẩm.
Điều này khiến quy mô, số lượng lô hàng phải kiểm dịch là rất lớn khi gần như 100% các container hàng phải kiểm tra trước khi thông quan.
Việc duy trì mở rộng các đối tượng/danh mục “hàng chế biến” làm thực phẩm phải kiểm dịch được quy định tại 03 Thông tư trên là biện pháp quá mức và không cần thiết, chưa phù hợp với chủ trương cắt giảm danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành của Chính phủ, với quy định pháp luật cũng như thông lệ quốc tế hiện hành.
Hiện có trên 160 quốc gia và vùng lãnh thổ đang nhập sản phẩm thủy sản của Việt Nam để dùng làm thực phẩm chỉ kiểm tra ATTP đối với các lô hàng sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam và các nước xuất vào, và gọi rõ là kiểm tra ATTP nhập khẩuvới nhóm sản phẩm này. Còn quy định của Việt Nam thì gọi là “kiểm dịch”.
Quy định “kiểm dịch” đã gây ra sự khác biệt trong chính quy định kiểm tra thuỷ sản xuất khẩu và thuỷ sản nhập khẩu, khác biệt trong kiểm tra sản phẩm thuỷ sản nhập khẩu giữa Việt Nam và các quốc gia khác.
Đồng thời, quy định này gây ra nhiều mâu thuẫn với hệ thống luật pháp sẵn có, đi ngược lại các Nghị quyết của Chính phủ, mở rộng đối tượng, danh mục “kiểm dịch” trong quá trình hơn 10 năm qua.

Gần như 100% các container hàng phải kiểm tra trước khi thông quan
Không những bất cập với các quy định và thực tiễn trong nước mà việc “kiểm dịch” đối với sản phẩm thuỷ sản dùng làm thực phẩm của Việt Nam đang “không giống ai”, bất cập với thông lệ quốc tế khi chưa đúng với quy định thú y thuỷ sản của Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) và chưa tương đồng với các nước khác.
“Với các quy định hiện hành, các sản phẩm chế biến từ động vật, sản phẩm động vật hoặc sản phẩm có chứa “sản phẩm động vật” thuỷ sản (dưới dạng: đông lạnh, hàng khô, nấu chín, ăn liền…; chủ yếu là chế biến đông lạnh) vẫn đang tiếp tục thuộc danh mục phải KIỂM DỊCH, khiến quy mô, số lượng lô hàng phải kiểm dịch là rất lớn khi gần như 100% các container hàng phải kiểm tra trước khi thông quan”, Tổng thư ký VASEP cho biết.
VASEP khẩn thiết kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo bỏ quy định phải kiểm dịch đối với sản phẩm thủy sản chế biến đông lạnh dùng làm thực phẩm nhập khẩu về để sản xuất xuất khẩu, gia công hàng xuất khẩu, không tiêu thụ trong nước.
Bỏ quy định kiểm dịch đối với các sản phẩm thủy sản chế biến nhập khẩu tiêu thụ nội địa được đánh giá không có nguy cơ lây lan dịch bệnh thủy sản vào Việt Nam, các thuỷ sản chế biến dưới dạng đông lạnh, hàng khô… dùng làm thực phẩm cho người.
Bên cạnh đó, tối ưu hoá các quy định về kiểm dịch với thuỷ sản sống, tươi, ướp lạnh là đối tượng chủ yếu lây lan dịch bệnh thủy sản trên nguyên tắc là vừa đảm bảo an toàn dịch bệnh nhưng cũng vừa đảm bảo yêu cầu hội nhập quốc tế, dựa theo các nguyên tắc vệ sinh thú y của Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) và các nguyên tắc kiểm dịch nhập khẩu của các thị trường nhập khẩu chính như EU, Mỹ,…
Trong thư thỉnh nguyện VASEP cũng bày tỏ mong muốn sớm hoàn tất việc số hóa thủ tục kiểm dịch nhập khẩu để đưa các thủ tục này lên Cổng Thông tin một cửa Quốc gia, không bắt buộc DN phải nộp hồ sơ giấy. Và ngay trong Quý I/2022 sẽ sửa đổi 03 Thông tư (26/2016, 36/2018 và 11/2021) của Bộ NN&PTNT ngay trong Quý để phân định rõ hoạt động kiểm tra nhập khẩu phù hợp với các danh mục sản phẩm khác nhau.
Linh Đan
Bình luận
Nổi bật
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bảo đảm cung ứng điện trong các tháng cao điểm
sự kiện🞄Thứ năm, 05/06/2025, 08:32
(CL&CS) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 81/CĐ-TTg ngày 3/6/2025 về tình hình, giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong các tháng cao điểm năm 2025 và thời gian tới.
Bộ trưởng Ngoại giao Dominica đánh giá cao thành tựu phát triển và đối ngoại của Việt Nam
sự kiện🞄Thứ năm, 29/05/2025, 08:57
Bộ trưởng Ngoại giao Dominica Vince Henderson chúc mừng Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; bày tỏ ấn tượng trước sự phát triển của Việt Nam và ngưỡng mộ những thành tựu Việt Nam đạt được trong phát triển kinh tế-xã hội và đối ngoại.
Thủ tướng: Cùng nhau kiến tạo một Đông Nam Á là trung tâm sáng tạo tri thức và công nghệ mới
sự kiện🞄Thứ tư, 28/05/2025, 14:35
Sáng 28/5, trong chương trình thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN 46 cùng các hội nghị cấp cao liên quan, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến thăm và có bài phát biểu chính sách tại Đại học Kebaangsan – Đại học Quốc gia Malaysia (UKM), một trung tâm học thuật hàng đầu của Malaysia và châu Á (đứng thứ 138 thế giới, 28 châu Á).
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.