Thứ năm, 09/12/2021, 10:45 AM

Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu cá ngừ sang Trung Đông

(CL&CS) - Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP), 10 tháng đầu năm 2021, giá trị xuất khẩu cá ngừ sang Trung Đông đạt 57,5 triệu USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2020.

Các doanh nghiệp đều đang nỗ lực, vừa chống dịch vừa đẩy mạnh sản xuất, tận dụng cơ hội nhu cầu thị trường đang gia tăng.

Các doanh nghiệp đều đang nỗ lực, vừa chống dịch vừa đẩy mạnh sản xuất, tận dụng cơ hội nhu cầu thị trường đang gia tăng.

Theo VASEP, Trung Đông hiện vẫn là thị trường xuất khẩu cá ngừ lớn thứ 4 của Việt Nam sau Mỹ, EU và CPTPP. Tuy nhiên, diễn biến xuất khẩu sang thị trường này nhiều thăng trầm. Hiện Israel, Ai Cập và Libăng là 3 thị trường nhập khẩu cá ngừ lớn nhất của Việt Nam trong khối thị trường này.

Nếu như năm ngoái, xuất khẩu cá ngừ sang Israel bị ngưng trệ, sang năm nay xuất khẩu cá ngừ sang thị trường này đã tăng trở lại. Hiện Israel là thị trường xuất khẩu cá ngừ đơn lẻ lớn thứ 2 của Việt Nam sau Mỹ, chiếm 6% tổng giá trị cá ngừ của cả nước trong 10 tháng đầu năm. So với cùng kỳ năm 2020, xuất khẩu cá ngừ sang thị trường này tăng 39%.

Trong khi đó, xuất khẩu sang Ai Cập lại sụt giảm sau khi bùng nổ vào năm ngoái. Năm 2019, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Ai Cập có thời điểm tăng đến 3 con số so với cùng kỳ năm 2019, tính cả năm 2020 xuất khẩu sang thị trường này tăng 63%. Nhưng bước sang năm 2021, xuất khẩu sang thị trường này bị ngưng trệ. Giá trị xuất khẩu cá ngừ sang thị trường này trong 10 tháng đầu năm giảm 4% so với cùng kỳ, đạt gần 12 triệu USD, chiếm 20% tổng giá trị xuất khẩu cá ngừ sang khu vực thị trường này.

Cùng với Ai Cập, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Libăng cũng giảm nhẹ 4% so với cùng kỳ. Giá trị xuất khẩu sang thị trường này đạt gần 3,4 triệu USD, chiếm 6% tổng giá trị xuất khẩu cá ngừ sang khu vực thị trường này.

Theo VASEP thì năm 2021, có 28 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu sang thị trường Trung Đông.

VASEP cũng nhận định hiện, đại dịch Covid-19 đã dần được kiểm soát tại các thị trường, nhu cầu tiêu thụ cá ngừ đóng hộp đã bình ổn trở lại. Nhu cầu nhập khẩu cá ngừ từ khu vực Trung Đông dự kiến vẫn tiếp tục tăng trưởng tốt, đặc biệt tại các thị trường như UAE hay Yemen.

Và dù tình hình dịch COVID vẫn ảnh hưởng đến công suất và hiệu quả sản xuất, nhưng trong tình hình mới, các doanh nghiệp đều đang nỗ lực vừa chống dịch vừa đẩy mạnh sản xuất, tận dụng cơ hội nhu cầu thị trường đang gia tăng.

 

Bảo Phương

Bình luận

Nổi bật

Lean giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất, giảm chi phí sản xuất

Lean giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất, giảm chi phí sản xuất

sự kiện🞄Thứ sáu, 27/06/2025, 16:33

(CL&CS) - Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu ngày càng cạnh tranh và yêu cầu khắt khe về chất lượng và thời gian, việc áp dụng các công cụ quản lý hiệu quả như Lean trong ngành công nghiệp dệt may đã trở thành một yếu tố then chốt để nâng cao năng suất và giảm chi phí.

Doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm chuyển mình nhờ tích hợp các công cụ quản lý chất lượng

Doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm chuyển mình nhờ tích hợp các công cụ quản lý chất lượng

sự kiện🞄Thứ năm, 26/06/2025, 21:23

(CL&CS) - Hiện nay, ngành chế biến thực phẩm Việt Nam không chỉ phải đảm bảo chất lượng sản phẩm mà còn phải liên tục nâng cao năng suất để giữ vững thị phần trong nước và chinh phục thị trường quốc tế.

Áp dụng công cụ cải tiến, tích hợp hệ thống quản lý: Hướng đi mới cho doanh nghiệp cơ khí

Áp dụng công cụ cải tiến, tích hợp hệ thống quản lý: Hướng đi mới cho doanh nghiệp cơ khí

sự kiện🞄Thứ năm, 26/06/2025, 15:27

(CL&CS) - Trước sức ép cạnh tranh ngày càng lớn, nhiều doanh nghiệp cơ khí tại Việt Nam đã tìm thấy hướng đi bền vững thông qua áp dụng các công cụ cải tiến như 5S, Kaizen, TPM, Lean, KPI, MFCA… kết hợp với hệ thống quản lý như ISO 9001, ISO 14001… giúp tái cấu trúc quy trình, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững.