Sửa đổi Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình
(CL&CS)- Ngày 28/7, Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường phối hợp với Viện Khoa học công nghệ xây dựng (Bộ Xây dựng) tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo sửa đổi QCVN 06:2022/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình.
Nhằm đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy (PCCC) cho người và cho công trình, Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã nhanh chóng có nhiều chỉ đạo, lãnh đạo, đặc biệt là trong công tác xây dựng hệ thống pháp luật về PCCC.
Ngày 30/11/2022, Bộ Xây dựng đã ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình QCVN 06:2022/BXD, có hiệu lực thi hành từ ngày 16/01/2023. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng QCVN 06:2022/BXD vẫn còn một số vướng mắc cần được hướng dẫn, giải đáp, rà soát, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn.
Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện số 220/CĐ-TTg ngày 5/4/2023 về việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác PCCC. Trong Công điện, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và các Bộ, ngành, địa phương khẩn trương rà soát, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc về PCCC trong đầu tư xây dựng nhà và công trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp; làm rõ nguyên nhân để có giải pháp bổ sung, sửa đổi theo thẩm quyền những tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, bảo đảm phù hợp với thực tiễn của Việt Nam.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng đã tiến hành rà soát các vướng mắc, bất cập từ các tiêu chuẩn, quy chuẩn có liên quan đến công tác PCCC mà Bộ ban hành hoặc xây dựng nội dung để Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
Sau khi tổng hợp toàn bộ những khó khăn liên quan đến QCVN 06:2022/BXD, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã có chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của Bộ, cụ thể là Viện Khoa học công nghệ xây dựng tiến hành rà soát, sửa đổi QCVN 06:2022/BXD nhằm đảm bảo tính khoa học, thực tiễn phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
Tại Hội thảo, các chuyên gia, nhà khoa học, đại diện Hiệp hội, doanh nghiệp đã đóng góp nhiều ý kiến nhằm hoàn thiện nội dung dự thảo.
Trình bày nội dung dự thảo sửa đổi lần 1 của QCVN 06:2022/BXD, Phó Viện trưởng Viện Khoa học công nghệ xây dựng Cao Duy Khôi cho biết, có 4 nội dung lớn mang tính định hướng được các đơn vị có liên quan tiến hành soát xét, sửa đổi lần này.
Theo đó, về điều chỉnh phạm vi áp dụng, các nhà ở kết hợp kinh doanh chiều cao dưới 25m được đề nghị đưa sang tiêu chuẩn nhà ở kết hợp kinh doanh. Được biết, loại nhà trên khi xây dựng thường là nhà ở riêng lẻ, sau đó cải tạo kinh doanh nên khó đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của quy chuẩn, tiêu chuẩn. Như vậy, không thể phá vỡ hệ thống, cấu trúc, nguyên lý chung của Quy chuẩn để đáp ứng riêng các đối tượng này. Bên cạnh đó, đề xuất không áp dụng Quy chuẩn cho các công trình phục vụ giao thông vận tải và nông nghiệp và phát triển nông thôn do không thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ Xây dựng.
Tiến hành phân cấp mạnh hơn cho các địa phương về quyền ban hành các quy chuẩn địa phương thay thế cho các yêu cầu của QCVN 06:2022/BXD (vẫn phải tuân thủ hệ thống phân loại kỹ thuật về cháy của Quy chuẩn), phù hợp với điều kiện cụ thể tại địa phương.
Bổ sung các quy định về pháp lý và kỹ thuật, các tài liệu viện dẫn, tiêu chí đánh giá để người thiết kế có thể thiết kế an toàn cháy gắn với điều kiện cụ thể của công trình (thiết kế theo công năng). Mặt khác, các thiết kế này được đề xuất chỉ cần thẩm duyệt theo quy định pháp luật nhằm cắt giảm thủ tục hành chính.
Nhận định về công tác PCCC hiện nay, Chủ tịch Hiệp hội Tư vấn xây dựng Việt Nam Nguyễn Thị Duyên cho rằng, các chủ đầu tư liên tiếp gặp khó khăn, vướng mắc liên quan trực tiếp đến công tác thiết kế, thẩm duyệt, áp dụng quy định PCCC. Việc sửa đổi, điều chỉnh các tiêu chuẩn, quy chuẩn, đặc biệt là QCVN 06:2022/BXD sẽ giúp tháo gỡ nhiều khó khăn, hỗ trợ cho các doanh nghiệp.
Theo bà Duyên, dự thảo lần 1 sửa đổi QCVN 06:2022/BXD đã có nhiều điểm mới, tuy nhiên cũng cần xem xét, cân nhắc về việc cắt giảm một số công trình; cần nghiên cứu thêm về các tiêu chuẩn cho phép áp dụng đồng bộ; các quy định phải phù hợp với thực tế khi doanh nghiệp, cá nhân áp dụng…
Còn theo Chủ tịch Hiệp hội Bệnh viện tư nhân Nguyễn Văn Đệ, đơn vị sửa đổi QCVN 06:2022/BXD cần quan tâm đến các công trình cũ, quy định cũ, công trình đang sử dụng. Những công trình mới cần phải áp dụng tốt các quy định, đảm bảo an toàn về PCCC. Các công trình cũ đã được cơ quan quản lý Nhà nước thẩm định cần phải được kiểm tra, có khuyến cáo rõ ràng về an toàn cháy.
Về phía doanh nghiệp, các doanh nghiệp cho rằng, đơn vị sửa đổi cần tập trung làm rõ một số nội dung liên quan đến chữa cháy và cứu nạn, bố trí thang chữa cháy tòa nhà; bổ sung thang máy chữa cháy bên ngoài tòa nhà; thẩm quyền ban hành tiêu chuẩn của địa phương; khả năng thực thi khi áp dụng đồng bộ với tiêu chuẩn nước ngoài…
Để hoàn chỉnh dự thảo Quy chuẩn trước khi ban hành, Bộ Xây dựng đề nghị các cơ quan, đơn vị, tổ chức và bạn đọc tham gia góp ý kiến cho Dự thảo sửa đổi Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình (QCVN 06:2022/BXD).
Thế Anh
Bình luận
Nổi bật
Sớm hoàn thiện dự thảo QCVN về thiết bị an toàn cho trẻ em trên ô tô
sự kiện🞄Thứ hai, 11/11/2024, 08:33
(CL&CS)- Sáng 8/11, Ủy ban ATGT Quốc gia phối hợp với Quỹ Phòng chống thương vong châu Á (AIP) tổ chức hội thảo “Các tiêu chuẩn đối với thiết bị an toàn cho trẻ em trên ô tô trên thế giới”.
Lai Châu ban hành QCĐP 01:2023/LCH về chất lượng nước sạch sinh hoạt
sự kiện🞄Thứ tư, 06/11/2024, 13:56
(CL&CS) - Trước thực trạng thiếu nước sinh hoạt và sản xuất của người dân các xã vùng cao, tỉnh Lai Châu đã đưa ra nhiều biện pháp cùng với đó là ban hành QCĐP 01:2023/LCH về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tương thích điện từ đối với thiết bị vô tuyến di động mặt đất và trung kế vô tuyến mặt đất
sự kiện🞄Thứ tư, 30/10/2024, 13:56
(CL&CS) - Bộ Thông tin và Truyền thông vừa ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tương thích điện từ đối với thiết bị vô tuyến di động mặt đất và trung kế vô tuyến mặt đất (QCVN 100:2024/BTTTT).
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.