Sẽ 'rót' hơn 420.000 tỷ đồng đầu tư các cảng hàng không trong giai đoạn 2021-2030
Theo tờ trình của Bộ Giao thông Vận tải, trong giai đoạn 2021-2030, Bộ sẽ cần hơn 420.000 tỷ đồng để nâng cấp các cảng hàng không trên cả nước.
Bộ Giao thông Vận tải vừa trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch, chính sách, giải pháp thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Theo đó, Bộ Giao thông Vận tải sẽ tổ chức lập quy hoạch các cảng hàng không thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với các quy hoạch cấp cao hơn và các quy hoạch liên quan, bảo đảm hiệu quả thực hiện quy hoạch.
Cụ thể, sẽ xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển, cải tạo, mở rộng các cảng hàng không, sân bay một cách có trọng tâm, trọng điểm; tập trung các dự án có tính lan tỏa lớn và ưu tiên nguồn lực đầu tư các cảng hàng không đầu mối, đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội và hội nhập quốc tế tại vùng Thủ đô Hà Nội (Cảng hàng không quốc tế Nội Bài) và vùng TP. HCM (Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, Cảng hàng không quốc tế Long Thành).
Đồng thời, huy động tối đa mọi nguồn lực để đầu tư phát triển hạ tầng cảng hàng không tại các vùng trên cả nước, bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, người dân và doanh nghiệp.
Tổng vốn đầu đầu tư các cảng hàng không trong giai đoạn 2021-2030 khoảng 420.000 tỷ đồng
Trong công tác lập, điều chỉnh quy hoạch các cảng hàng không, giai đoạn 2021-2025 sẽ hoàn thành công tác lập quy hoạch 30 cảng hàng không trong đó, có 14 cảng hàng không quốc tế gồm: Vân Đồn, Cát Bi, Nội Bài, Thọ Xuân, Vinh, Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai, Cam Ranh, Liên Khương, Long Thành, Tân Sơn Nhất, Cần Thơ và Phú Quốc.
Ngoài ra, còn 16 cảng hàng không quốc nội gồm: Lai Châu, Điện Biên, Sa Pa, Nà Sản, Đồng Hới, Quảng Trị, Phù Cát, Tuy Hòa, Pleiku, Buôn Ma Thuột, Phan Thiết, Rạch Giá, Cà Mau, Côn Đảo, Thành Sơn và Biên Hòa.
Việc quy hoạch bảo đảm đồng bộ với Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Giai đoạn 2026-2030, Bộ Giao thông Vận tải sẽ hoàn thành công tác nghiên cứu, lập quy hoạch Cảng hàng không Cao Bằng, Cảng hàng không thứ 2 vùng Thủ đô, Cảng hàng không quốc tế Hải Phòng.
Tại kế hoạch được Bộ Giao thông vận tải trình, tổng nhu cầu vốn đầu tư kết cấu hạ tầng cảng hàng không (không bao gồm các công trình do Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam tự cân đối đầu tư). Dự kiến, giai đoạn 2021-2030 ước khoảng 420.472 tỷ đồng.
Cụ thể, Nhà nước ưu tiên tập trung nguồn lực để đầu tư phát triển, nâng cấp, bảo trì hệ thống cảng hàng không toàn quốc nhằm bảo đảm hoạt động vận tải hàng không công cộng. Bên cạnh đó, huy động mọi nguồn lực thực hiện đầu tư các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng cảng hàng không.
Để thu hút nguồn vốn cho phát triển hạ tầng giao thông hàng không, Bộ Giao thông Vận tải đề xuất cân đối, bố trí nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cảng hàng không theo lộ trình quy hoạch đã được phê duyệt, tạo sức lan tỏa và thu hút đầu tư phát triển hạ tầng giao thông hàng không và các hạ tầng liên quan tại khu vực; tăng cường sự phối hợp của các bộ, ngành, địa phương để bố trí nguồn lực thực hiện khả thi, hiệu quả các mục tiêu của quy hoạch.
Một trong những giải pháp về nguồn vốn là huy động đa dạng các nguồn lực từ nhà nước và ngoài nhà nước, nguồn lực trong, nước và ngoài nước để thực hiện đầu tư phát triển hệ thống cảng hàng không. Huy động tối đa nguồn vốn của xã hội đầu tư theo phương thức đối tác công tư đối với các cảng hàng không mới.
Đồng thời, nghiên cứu, xây dựng cơ chế đầu tư nâng cấp, mở rộng các cảng hàng không đang khai thác theo phương thức đối tác công tư và các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật để phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Bên cạnh những chính sách về nguồn vốn đầu tư, việc phát triển nguồn nhân lực, phát triển, ứng dụng khoa học và công nghệ, phát triển công nghiệp hàng không, đảm bảo an sinh xã hội, bảo vệ môi trường và bảo đảm quốc phòng, an ninh cũng là những giải pháp được chú trọng và lên kế hoạch cụ thể.
Quốc Chiến
Bình luận
Nổi bật
Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025
sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:00
(CL&CS) - Các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2025 được đề ra gồm: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 đô la Mỹ (USD); Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%...
Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu
sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 09:04
(CL&CS) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1371/QĐ-TTg ngày 13/11/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%
sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 20:59
(CL&CS)- Chiều 12/11, với 424/426 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.