Thứ ba, 13/08/2024, 15:43 PM

Sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, mang lại năng suất và sản phẩm có chất lượng cao

(CL&CS) - Sản xuất nông nghiệp hữu cơ là xu thế tất yếu của ngành nông nghiệp Việt Nam, trong đó có tỉnh Bình Định. Trong chiến lược phát triển nông nghiệp hữu cơ đến năm 2030, tỉnh Bình Định đặt mục tiêu xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ điển hình để nhân rộng ra toàn địa bàn.

Thông tin với báo chí, ông Trần Văn Phúc, Giám đốc Sở NN&PTNT Bình Định, cho biết, trên địa bàn tỉnh hiện có 185 HTX nông nghiệp đang hoạt động, trong đó có 7 HTX có phương án đầu tư sản xuất nông nghiệp hữu cơ hoặc đang thực hiện chuyển đổi sang sản xuất hữu cơ.

ổi

Vườn ổi lê trồng theo hướng hữu cơ của ông Nguyễn Ngọc Thường ở đội 5, thôn Kim Sơn, xã Ân Nghĩa (huyện Hoài Ân, Bình Định). Ảnh: V.Đ.T

Trong đó, có 3 HTX nông nghiệp ở huyện Hoài Ân thực hiện chuyển đổi canh tác hữu cơ trên cây lúa gồm: HTX Nông nghiệp Ân Tín, HTX Nông nghiệp Ân Tường I và HTX Nông nghiệp Ân Tường II. Sản phẩm gạo sản xuất theo hướng hữu cơ của cả 3 HTX nói trên đã được đánh giá, phân hạng OCOP 3 sao.

HTX Nông nghiệp hữu cơ Agribio ở huyện Phù Mỹ đang sản xuất nấm, cung cấp phôi nấm theo tiêu chuẩn hữu cơ, sản lượng bình quân đạt 25.000 bịch phôi nấm/tháng, 1,5 tấn nấm thành phẩm/tháng. Các sản phẩm nấm hoàng đế, nấm linh chi, nấm bào ngư xám của HTX đã được đánh giá, phân hạng OCOP 4 sao.

HTX Nông nghiệp hữu cơ Lộc Tín ở huyện Tuy Phước cũng đang tổ chức sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ với sản phẩm rau má và rau diếp cá với diện tích 2ha. Các sản phẩm bột diếp cá Lộc Tín, thực phẩm bổ sung bột diếp cá đông trùng hạ thảo Lộc Tín của đơn vị này được đánh giá, phân hạng OCOP 3 sao.

Các đơn vị còn lại là HTX Nông sản hữu cơ Nhơn Hậu ở thị xã An Nhơn đang tổ chức sản xuất rau, củ, quả theo hướng hữu cơ, chỉ sử dụng chế phẩm sinh học với diện tích 1,4ha; HTX Nông nghiệp Thanh niên Hoài Ân thực hiện dự án liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ bưởi da xanh và các sản phẩm rau hữu cơ trên địa bàn huyện Hoài Ân với diện tích hàng trăm ha.

Cũng theo ông Phúc, Hoài Ân là huyện đi đầu của tỉnh Bình Định trong sản xuất lúa theo hướng hữu cơ với diện tích 17ha/vụ với 7 HTX nông nghiệp tham gia. Từ năm 2019, HTX Nông nghiệp Ân Tín đã tiên phong thí điểm sản xuất lúa hữu cơ, chỉ dùng phân chuồng ủ mục và phun chế phẩm sinh học phòng sâu bệnh.

Ông Bùi Long Xuân, Giám đốc HTX Nông nghiệp Ân Tín chia sẻ: “Mỗi năm, HTX sản xuất 5,5ha lúa hữu cơ, chủ lực là giống lúa Đài Thơm 8. Hiện nay, gạo hữu cơ Ân Tín được bán tại các cửa hàng của HTX trong và ngoài huyện Hoài Ân. Đồng thời, HTX Nông nghiệp Thanh niên Hoài Ân cũng liên kết thu mua gạo hữu cơ Ân Tín để cung ứng ra thị trường.

Hiện nay, HTX Nông nghiệp Ân Tín cung ứng ra thị trường gần 13 tấn gạo hữu cơ/năm với giá 28.000 đồng/kg. Thời gian gần đây, gạo hữu cơ Ân Tín ngày càng được nhiều người tiêu dùng lựa chọn. Thời gian tới, HTX sẽ tiếp tục nhân rộng diện tích sản xuất lúa hữu cơ”.

Ngành nông nghiệp Bình Định đang khuyến khích, quy hoạch các vùng trồng cây ăn quả theo hướng hữu cơ. Hiện trên địa bàn tỉnh có gần 122ha cây ăn quả đã được cấp chứng nhận hữu cơ, chủ yếu là bưởi, dừa và rau.

Ông Nguyễn Ngọc Thường ở đội 5, thôn Kim Sơn, xã Ân Nghĩa (huyện Hoài Ân) đang trồng 1,5ha bưởi da xanh xen với ổi lê theo quy trình canh tác hữu cơ. Sau gần 4 năm, đến nay, ổi lê của ông Thường đã cho thu hoạch.

“Ổi lê cho thu hoạch 4 mùa. Trồng theo quy trình hữu cơ đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc cao hơn so với phương pháp canh tác thông thường nhưng bù lại sản phẩm bán được giá cao hơn. Toàn bộ diện tích bưởi da xanh và ổi lê của tôi được tưới bằng công nghệ tưới nhỏ giọt, sử dụng phân bón hữu cơ. Hiện nay, HTX Nông nghiệp Thanh niên Hoài Ân trực tiếp thu mua ổi và bưởi của tôi để bán ra thị trường nên tôi không phải lo đầu ra cho sản phẩm”, ông Thường cho hay.

Ngành chức năng huyện Vĩnh Thạnh cũng đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nông dân sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, phù hợp với chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị, phát triển bền vững, thân thiện với môi trường, góp phần nâng cao uy tín, giá trị sản phẩm nông nghiệp.

Theo đó, Hội Nông dân huyện Vĩnh Thạnh tổ chức nhiều buổi tập huấn, truyền thông để nông dân thấy tác hại từ tồn dư thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) và rác thải thuốc BVTV; tổ chức nhiều hoạt động ra quân thu gom bao bì thuốc BVTV, tổ chức nhiều hội thi tham gia bảo vệ môi trường... Đồng thời, tăng cường vận động nông dân không bán phân bò cho thương lái mà ủ với chế phẩm sinh học để bón cho cây trồng, mang lại năng suất và sản phẩm có chất lượng cao.

Cát Tường

Bình luận

Nổi bật

Thu nhập cao nhờ trồng cây nha đam

Thu nhập cao nhờ trồng cây nha đam

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:58

(CL&CS) - Thứ cây xòe bẹ mập mọng nước này trồng xen trong vườn cà phê, ai ngờ chị nông dân Lâm Đồng có thu nhập tốt.

Tối ưu hóa quy trình sản xuất nhờ áp dụng ISO 3834

Tối ưu hóa quy trình sản xuất nhờ áp dụng ISO 3834

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:56

(CL&CS) - ISO 3834 không phải là một tiêu chuẩn sản phẩm nhưng nó thường được sử dụng như những yêu cầu của sản phẩm, được sản xuất chủ yếu bằng phương pháp hàn, nhằm để kiểm soát chất lượng và phòng ngừa sai hỏng. Những doanh nghiệp được chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn ISO 3834 sẽ có nhiều lợi thế khi cạnh tranh trên thị trường.

Nâng cao khả năng quản lý chất lượng vật liệu xây dựng

Nâng cao khả năng quản lý chất lượng vật liệu xây dựng

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:56

(CL&CS) - Nhằm nâng cao khả năng quản lý chất lượng vật liệu xây dựng (VLXD), ngày 01/11/2024 Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 10/2024/TT-BXD như một giải pháp đảm bảo chất lượng công trình và nâng cao vị thế ngành trên thị trường quốc tế.