Thứ sáu, 07/01/2022, 07:37 AM

Quảng cáo mỹ phẩm có nội dung không phù hợp bị phạt đến 20 triệu đồng

(CL&CS) - Chính phủ ban hành Nghị định 129/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch; thể thao; quyền tác giả, quyền liên quan; văn hóa và quảng cáo.

Nghị định 129/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 38/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo.

Cụ thể, sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 38 vi phạm các quy định về quảng cáo trên báo điện tử và trang thông tin điện tử. Theo đó, phạt tiền từ 5-10 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Không thông báo hoặc thông báo không đúng thông tin liên hệ đến Bộ Thông tin và Truyền thông về những nội dung theo quy định của tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam; không báo cáo theo quy định về hoạt động cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam cho Bộ Thông tin và Truyền thông.

quang-cao-my-pham-3

Bổ sung Khoản 2a vào sau Khoản 2 Điều 38: Phạt tiền từ 15-20 triệu đồng đối với hành vi đặt sản phẩm quảng cáo vào nội dung vi phạm pháp luật được quy định tại Khoản 1 Điều 8 Luật An ninh mạng, Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ.

Sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 51 vi phạm các quy định về quảng cáo mỹ phẩm. Cụ thể, phạt tiền từ 10-15 triệu đồng đối với hành vi không đọc rõ ràng một trong các thông tin: Tên mỹ phẩm; tính năng, công dụng của mỹ phẩm và các cảnh báo theo quy định khi quảng cáo trên báo nói, báo hình.

Sửa đổi, bổ sung Điểm a Khoản 3 Điều 51 như sau: Phạt tiền từ 15-20 triệu đồng đối với hành vi quảng cáo mỹ phẩm có nội dung không phù hợp với một trong các tài liệu theo quy định.

Sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 52 vi phạm các quy định về quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm. Theo đó, phạt tiền từ 5-10 triệu đồng đối với hành vi quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có hoặc ghi không đúng hoặc không đọc rõ hoặc không thể hiện trong quảng cáo khuyến cáo “Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.”

Sửa đổi, bổ sung Điểm b Khoản 2 Điều 52 như sau: Phạt tiền từ 10-15 triệu đồng đối với hành vi quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm thiếu một trong các nội dung: Tên thực phẩm, phụ gia thực phẩm; khuyến cáo về nguy cơ, cảnh báo đối tượng không được sử dụng theo một trong các tài liệu quy định đối với thực phẩm chức năng; tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường.

Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/1/2022.

Minh Anh

Bình luận

Nổi bật

Khởi động chuỗi chương trình sinh nhật “35 năm Saigon Co.op - niềm tin gắn kết”

Khởi động chuỗi chương trình sinh nhật “35 năm Saigon Co.op - niềm tin gắn kết”

sự kiện🞄Thứ hai, 29/04/2024, 13:56

(CL&CS) - Ngày 27/4/2024, Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP.HCM (Saigon Co.op) tổ chức lễ khởi động chương trình khuyến mãi “Niềm tin gắn kết”, đánh dấu bước khởi đầu cho chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 35 năm thành lập đơn vị.

Tăng sức cạnh tranh, chống hàng giả từ truy xuất nguồn gốc hàng hoá

Tăng sức cạnh tranh, chống hàng giả từ truy xuất nguồn gốc hàng hoá

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 20:54

(CL&CS) - Thời gian qua, lực lượng chức năng đã phát hiện, xử lý nhiều vụ việc về hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ… nên những giải pháp về truy xuất nguồn gốc được khuyến nghị thực hiện nhằm bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp.

Nguyên tắc “một bước trước - một bước sau” trong truy xuất nguồn gốc hàng hóa

Nguyên tắc “một bước trước - một bước sau” trong truy xuất nguồn gốc hàng hóa

sự kiện🞄Thứ sáu, 19/04/2024, 15:09

(CL&CS) - “Một bước trước- một bước sau” là nguyên tắc truy xuất nguồn gốc mà tổ chức, cá nhân phải lưu giữ thông tin để bảo đảm khả năng giám sát, nhận diện được công đoạn sản xuất, kinh doanh trước và công đoạn sản xuất, kinh doanh tiếp theo trong quá trình sản xuất, kinh doanh đối với một sản phẩm được truy xuất nguồn gốc...