Quản lý chất lượng hàng hóa bằng công nghệ số
(CL&CS)- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật đặt trọng tâm vào việc ứng dụng công nghệ số, trí tuệ nhân tạo.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Luật Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật (có hiệu lực từ 1/1/2026) sẽ chuyển từ quản lý hành chính với sản phẩm, hàng hóa sang quản trị rủi ro, tạo nền tảng pháp lý cho môi trường thương mại minh bạch, an toàn.
Chia sẻ tại họp báo của Bộ Khoa học và Công nghệ ngày 7/7, TS. Hà Minh Hiệp, Chủ tịch Ủy ban Tiêu chuẩn đo lường chất lượng quốc gia đánh giá, chuyển đổi mô hình quản lý chất lượng theo rủi ro có ưu tiên giám sát và hậu kiểm thay cho tiền kiểm nhằm tăng hiệu quả, giảm can thiệp hành chính. Cách tiếp cận này đã được nhiều nước ASEAN và quốc tế áp dụng.
Các sản phẩm rủi ro cao bắt buộc phải quản lý rất chặt. Điểm nhấn quan trọng của Luật là yêu cầu bắt buộc truy xuất nguồn gốc đối với toàn bộ hàng hóa thuộc nhóm rủi ro cao.

Quản lý chất lượng hàng hóa bằng công nghệ số
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật đặt trọng tâm vào việc ứng dụng công nghệ số, trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data) nhằm hiện đại hóa công tác quản lý, truy xuất, hậu kiểm và nâng cao hiệu quả thực thi.
Theo TS. Hà Minh Hiệp, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa nhằm thể chế hóa kịp thời các chủ trương lớn của Đảng tại các Nghị quyết số 57-NQ/TW; 59-NQ/TW; 66-NQ/TW và 68-NQ/TW. Từ đó, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh hội nhập sâu rộng và chuyển đổi số quốc gia.
Chủ tịch Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia cũng cho rằng, Luật sửa đổi, bổ sung lần này đã đổi mới toàn diện phương thức quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo các định hướng lớn. Chẳng hạn như “Lần đầu tiên Luật xác lập khung pháp lý về hạ tầng chất lượng quốc gia (NQI), là hệ sinh thái bao gồm tiêu chuẩn, đo lường, đánh giá sự phù hợp (bao gồm cả công nhận), kiểm tra và xây dựng chính sách.
Nhà nước sẽ đầu tư xây dựng hạ tầng chất lượng quốc gia trên nền tảng công nghệ số và AI, bảo đảm kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa cơ quan kiểm tra chất lượng, hải quan, truy xuất nguồn gốc, phản ánh người tiêu dùng và cảnh báo quốc tế để nâng cao năng lực giám sát và cảnh báo sớm”.
Việt Nam sẽ thiết lập Cơ sở dữ liệu quốc gia về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, kết nối giữa các bộ, ngành, địa phương, hải quan, các hiệp hội doanh nghiệp và cả người tiêu dùng.
Để có thể kết nối dữ liệu giữa các cơ quan chức năng, tích hợp phản ánh người tiêu dùng, hỗ trợ hậu kiểm và cảnh báo sớm về rủi ro chất lượng, việc xây dựng hệ thống giám sát chất lượng cấp quốc gia cũng được yêu cầu triển khai sớm.
Theo đại diện Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng quốc gia, việc ban hành Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật sửa đổi sẽ tạo ra hệ sinh thái hạ tầng chất lượng quốc gia hiện đại, minh bạch, dựa trên công nghệ số.
Thông tin từ Trung tâm Mã số, mã vạch quốc gia, có 3 loại hình hàng giả hiện nay trên thị trường, đó là giả thương hiệu, giả chất lượng và giả xuất xứ. Tuy nhiên, từ ngày 1/1/2026, các sản phẩm kinh doanh trên sàn thương mại điện tử bắt buộc công bố chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng.
Để bảo đảm hiệu quả thực thi trong thực tế, bên cạnh hành lang pháp lý, cần có lộ trình cụ thể về đầu tư hạ tầng công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực và cơ chế phối hợp liên ngành.
Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ Lê Xuân Định nhấn mạnh, Luật sửa đổi một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật đánh dấu sự đổi mới toàn diện trong tư duy và phương thức quản lý lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng; trong đó, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa chuyển căn bản từ quản lý hành chính sang quản lý rủi ro, chuyển từ phương thức tiền kiểm sang hậu kiểm dựa trên dữ liệu và công nghệ, đồng thời chuyển từ cơ chế khuyến khích sang ràng buộc trách nhiệm, minh bạch và có chế tài xử lý nghiêm.
Hà Minh Hiệp khẳng định, với những thay đổi căn bản này, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa sẽ là bước tiến quan trọng trong quá trình chuyển từ quản lý hành chính sang quản trị rủi ro, lấy khoa học công nghệ và dữ liệu làm nền tảng, hướng tới bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và thúc đẩy tăng trưởng bền vững.
Trung Kiên
Bình luận
Nổi bật
Quản lý chất lượng hàng hóa bằng công nghệ số
sự kiện🞄Thứ sáu, 11/07/2025, 20:52
(CL&CS)- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật đặt trọng tâm vào việc ứng dụng công nghệ số, trí tuệ nhân tạo.
ISO 22000:2018 giúp doanh nghiệp cải thiện chất lượng bánh kẹo toàn diện
sự kiện🞄Thứ bảy, 05/07/2025, 13:06
(CL&CS) - Nhiều doanh nghiệp bánh kẹo tại Việt Nam đã lựa chọn tiêu chuẩn ISO 22000:2018 như một “chìa khóa” để khẳng định uy tín và nâng cao năng suất, không chỉ đảm bảo các yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh thực phẩm, tiêu chuẩn này còn giúp doanh nghiệp tối ưu quy trình, giảm thiểu lãng phí và cải thiện chất lượng bánh kẹo toàn diện.
Phân tích SWOT – Công cụ chiến lược giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm
sự kiện🞄Thứ năm, 03/07/2025, 14:58
(CL&CS) - Trong xu thế phát triển, các doanh nghiệp ngày càng cần có những công cụ quản trị hiệu quả để cải thiện năng suất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm. Một trong những công cụ chiến lược được sử dụng phổ biến là phân tích SWOT. SWOT không chỉ giúp doanh nghiệp nhìn nhận một cách tổng thể nội lực và ngoại lực mà còn là cơ sở quan trọng để ra quyết định chiến lược, từ đó cải tiến quy trình sản xuất, nâng cao hiệu suất và chất lượng sản phẩm.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.