Thứ ba, 09/04/2024, 16:04 PM

Phát triển chuẩn đo lường quốc gia thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội

(CL&CS) - Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách và cơ chế đẩy mạnh đo lường phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, phát triển khoa học công nghệ, trong đó có nhiệm vụ xây dựng và phát triển hệ thống chuẩn đo lường quốc gia

Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách và cơ chế đẩy mạnh đo lường phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, phát triển khoa học công nghệ, trong đó có nhiệm vụ xây dựng và phát triển hệ thống chuẩn đo lường quốc gia

Với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời đáp ứng các yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, hệ thống chuẩn đo lường quốc gia ngày càng có vị trí và vai trò hết sức quan trọng, trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội và an ninh quốc phòng.

Theo quy định của Pháp lệnh Đo lường ngày 06/10/1999, từ năm 2004 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch phát triển chuẩn đo lường quốc gia giai đoạn 2004-2010 tại Quyết định số 165/2004/QĐ-TTg ngày 21/09/2004.

Tiếp theo đó, Luật Đo lường được Quốc hội thông qua ngày 11/11/2011. Theo tinh thần của Luật Đo lường, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch phát triển chuẩn đo lường quốc gia đến năm 2020 tại Quyết định số 1361/QĐ-TTg ngày 08/8/2013.

Năm 2018, Quốc hội khóa 14 đã ban hành Luật số 35/2018/QH14 về sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch, trong đó Điều số 16 sửa đổi, bổ sung một số một số điều của Luật Đo lường. Cụ thể, thay đổi câu “quy hoạch phát triển chuẩn quốc gia” thành “kế hoạch phát triển chuẩn quốc gia”, hạ tầng đo lường quốc gia Việt Nam đã được phát triển đồng bộ, mạnh mẽ thông qua các dự án đầu tư phát triển theo từng giai đoạn và hàng loạt dự án tăng cường trang thiết bị hàng năm.

Phát triển chuẩn đo lường quốc gia thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. (Ảnh minh họa)

Phát triển chuẩn đo lường quốc gia thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. (Ảnh minh họa)

Tính đến nay, hệ thống chuẩn đo lường quốc gia đã có 29/45 đại lượng đo thuộc Quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1361/QĐ-TTg ngày 08/8/2013, bao gồm:

Bảy (07) đại lượng cơ bản: khối lượng, độ dài, thời gian - tần số, cường độ dòng điện, nhiệt độ nhiệt động học, cường độ sáng, lượng chất.

Hai mươi hai (22) đại lượng dẫn xuất: Góc phẳng, dung tích, lưu lượng thể tích chất lỏng, lưu lượng khối lượng chất lỏng, lưu lượng thể tích và khối lượng chất khí, vận tốc khí, lực, độ cứng, áp suất, khối lượng riêng chất lỏng, độ nhớt động học, điện áp, điện trở, công suất, điện năng, điện áp xoay chiều, suy giảm tần số cao, mức áp âm thanh, rung động, độ chói, quang thông, phổ truyền.

Các chuẩn đo lường quốc gia đã xây dựng và được phê duyệt trong thời gian qua có ý nghĩa rất lớn trong sự phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước, giúp Việt Nam tham gia một cách hiệu quả Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau toàn cầu về đo lường (CIPM MRA).

Ông Hà Minh Hiệp – Tổng cục trưởng Tổng cục tiêu chuẩn đo lường cho biết, trong 2 năm qua, hoạt động đo lường có nhiều khởi sắc, nổi bật là đã xây dựng 25 tài liệu kỹ thuật đo cho các lĩnh vực đo lường; tham gia chương trình so sánh liên phòng ở cấp quốc tế…

Theo ông Hà Minh Hiệp, trước đây, chúng ta tiếp cận đo lường dưới góc độ khoa học và chính xác nhưng hiện nay, với sự phát triển của những xu thế mới trên thế giới, hoạt động đo lường nếu chỉ dừng lại ở khoa học và chính xác sẽ khó có thể kịp thời đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh của đất nước.

Liên quan đến kế hoạch triển khai thực hiện “Kế hoạch phát triển chuẩn đo lường quốc gia đến năm 2030” theo Quyết định số 1488/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Ông Trần Quý Giầu – Vụ trưởng Vụ Đo lường cho biết, mục tiêu chung của kế hoạch thứ nhất là theo hướng hiện đại, đạt trình độ tiên tiến trong khu vực; thứ hai là đáp ứng các yêu cầu quản lý nhà nước về đo lường trong giai đoạn mới; thứ ba là đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu; thứ tư là góp phần thúc đẩy, phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh của đất nước.

Duy trì, bảo quản và sử dụng 48 chuẩn đo lường quốc gia của 29 đại lượng đã được phê duyệt. Trong đó, đầu tư nâng cấp mở rộng phạm vi đo, nâng cao trình độ 10 chuẩn đo lường quốc gia của 09 đại lượng đã được phê duyệt (bao gồm 01 đại lượng cơ bản và 08 đại lượng dẫn xuất). Đầu tư phát triển mới, bổ sung 44 chuẩn đo lường của 27 đại lượng (bao gồm 11 chuẩn đo lường thuộc 03 đại lượng cơ bản và 33 chuẩn đo lường thuộc 24 đại lượng dẫn xuất) đạt trình độ kỹ thuật đo lường đáp ứng yêu cầu của chuẩn đo lường quốc gia.

TS Ngô Thị Ngọc Hà - Viện trưởng Viện Đo lường Việt Nam cho biết, ngày 10/8/2018,Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 996/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án Tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” (Đề án 996).

Triển khai Đề án 996, nhiệm vụ khoa học công nghệ “Nghiên cứu xây dựng các bộ tài liệu kỹ thuật đo cho các lĩnh vực đo lường giai đoạn 2021-2023” được hình thành nhằm thống nhất nguồn tài liệu phục vụ cho đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ về đo lường cho các cán bộ tham gia hoạt động đo lường.

Đến nay, nhiệm vụ đã hoàn thành theo đúng thuyết minh nhiệm vụ đã được phê duyệt, đảm bảo tuân thủ đúng quy định về tiến độ và các sản phẩm đúng theo yêu cầu. Đây là lần đầu tiên các tài liệu về kỹ thuật đo cho các lĩnh vực đo lường được xây dựng có hệ thống.

Trúc Thi

Bình luận

Nổi bật

Lấy ý kiến tiêu chuẩn về kỹ thuật mật mã

Lấy ý kiến tiêu chuẩn về kỹ thuật mật mã

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 14:08

(CL&CS) - Ban Cơ yếu Chính phủ đang lấy ý kiến về quy định, tiêu chuẩn liên quan đến kỹ thuật mật mã và mã khối MKV.

Tiêu chuẩn ISO 22000 - nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp

Tiêu chuẩn ISO 22000 - nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 10:15

(CL&CS) - Việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 - Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm giúp doanh nghiệp đảm bảo uy tín, nâng cao sức cạnh tranh và phát triển bền vững trong thời đại cạnh tranh toàn cầu.

05 trụ cột hành động chính trong nhiệm kỳ Chủ tịch ISO mới

05 trụ cột hành động chính trong nhiệm kỳ Chủ tịch ISO mới

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 08:00

(CL&CS) - Vào tháng 1 năm 2024, Tiến sĩ Sung Hwan Cho (Hàn Quốc) đảm nhận vị trí mới là Chủ tịch ISO. Trong thông điệp chào mừng, ông chia sẻ suy nghĩ của mình về cách ISO có thể tăng cường phạm vi tiếp cận của mình để ứng phó với những thách thức toàn cầu hiện tại và trọng tâm trong nhiệm kỳ của ông trong hai năm tới.