Phát triển các quỹ đầu tư nhằm thu hút nguồn lực trong và ngoài nước

(CL&CS) - Sau gần 40 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội với chính sách nhất quán là đẩy mạnh xã hội hóa, đa dạng hóa các nguồn lực cho đầu tư phát triển, thu hút có hiệu quả cả nguồn vốn trong nước và quốc tế.

Năm 2024 đánh dấu một năm thành công của nền kinh tế và thị trường vốn với tổng mức vốn huy động đạt gần 930 nghìn tỷ đồng, cao gấp 1,3 lần so với năm 2023, tương đương 25% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.

bộ tc

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng

Quy mô vốn hoá thị trường cổ phiếu đạt 62,5% GDP; dư nợ thị trường trái phiếu đạt 31,5% GDP; nhà đầu tư nước ngoài đã mở gần 48.000 tài khoản đầu tư với tổng giá trị giao dịch gần 1,1 triệu tỷ đồng. Cùng với sự tăng trưởng của vốn đầu tư gián tiếp, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện năm 2024 đạt 25,4 tỷ USD, tăng 9,4% so với năm trước, đạt mức cao nhất từ trước đến nay. Những kết quả này đã đóng góp tích cực cho tăng trưởng GDP đạt 7,09%, đưa quy mô nền kinh tế Việt Nam lên 476,3 tỷ USD, đứng thứ 33 trên thế giới.

Mặc dù đạt được những kết quả rất tích cực trong năm 2024, nhưng có thể thấy rằng vẫn còn rất nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Đối với quỹ đầu tư chứng khoán, tổng giá trị tài sản ròng của các quỹ đến cuối năm 2024 tương đương 1,2% vốn hóa thị trường chứng khoán; tổng giá trị tài sản quản lý của công ty quản lý quỹ tương đương 3,4% tổng tài sản của tổ chức tín dụng. Trên thị trường chứng khoán, số lượng nhà đầu tư liên tục tăng, nhưng tài khoản giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài chỉ chiếm 0,5%, theo đó hoạt động của hệ thống quỹ đầu tư chứng khoán chưa tương xứng với tiềm năng phát triển.

Đó là những thông tin mà Bộ Tài chính cho biết tại Hội nghị “Quỹ đầu tư và đầu tư nước ngoài trong Kỷ nguyên phát triển mới của Việt Nam” diễn ra ngày 28/3/2025, tại TP.HCM. 

Đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), bên cạnh những kết quả đạt được, các nhà đầu tư và tổ chức quốc tế cho biết vẫn tồn tại một số vướng mắc trong quá trình thực thi về đất đai, xây dựng, thuế, hải quan, thủ tục hành chính và ngoại hối.

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, Chính phủ đã chỉ đạo quyết tâm khơi thông các điểm nghẽn, giải phóng mọi nguồn lực để phát triển, góp phần thực hiện thành công mục tiêu tăng trưởng kinh tế 2025 tối thiểu 8%, tạo tiền đề để phát triển ở mức 2 con số trong thời gian tới nhằm đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Để đạt được các mục tiêu này, bên cạnh những giải pháp của Chính phủ về sắp xếp tinh gọn, Bộ Tài chính sẽ đặt trọng tâm vào việc huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước, trong đó có nguồn vốn đầu tư thông qua các quỹ đầu tư và nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Với yêu cầu đặt ra như vậy, lãnh đạo Bộ Tài chính kỳ vọng, thông qua Hội nghị, Bộ Tài chính sẽ lắng nghe những đánh giá đa chiều thẳng thắn, đề xuất khách quan, mang tính xây dựng để cùng hiến kế cho Bộ đưa ra các giải pháp để phát triển các quỹ đầu tư nhằm thu hút nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển giai đoạn tới.

Theo chương trình tại Hội nghị, các đại biểu sẽ tập trung đánh giá thực trạng, chia sẻ kinh nghiệm và đề xuất giải pháp thu hút nguồn lực để phát triển kinh tế thông qua các quỹ đầu tư và đầu tư nước ngoài. Thông qua 3 phiên làm việc, các đại biểu sẽ cùng nhau chia sẻ, thảo luận về: vai trò, định hướng phát triển ngành quỹ tại Việt Nam cho tăng trưởng kinh tế trong kỷ nguyên mới; thực trạng của ngành quỹ tại Việt Nam; kinh nghiệm phát triển ngành quỹ khu vực châu Á - Thái Bình Dương; tiềm năng thu hút vốn đầu tư gián tiếp vào thị trường Việt Nam trong kỷ nguyên mới; cơ hội đầu tư vào thị trường vốn Việt Nam.

Bên cạnh đó, tại Hội nghị, các đại biểu cũng thảo luận về các nội dung như: định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong kỷ nguyên mới; xu hướng dòng vốn đầu tư trên thế giới và đánh giá môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam; cơ hội và thách thức của Việt Nam để đón dòng vốn đầu tư chất lượng cao; chia sẻ kinh nghiệm về hoạt động đầu tư quỹ tại Việt Nam và một số kiến nghị…

Thiện Phúc

Bình luận

Nổi bật

Nam A Bank tăng vốn điều lệ lên 18.007 tỷ đồng

Nam A Bank tăng vốn điều lệ lên 18.007 tỷ đồng

sự kiện🞄Thứ sáu, 28/03/2025, 15:52

(CL&CS)- Năm 2025, Nam A Bank đặt ra mục tiêu tăng trưởng tín dụng đạt 16%, lợi nhuận trước thuế tăng 10% lên 5.000 tỷ đồng. Đại hội đồng cổ đông thông qua việc tăng vốn điều lệ thêm hơn 4.281 tỷ đồng, nâng mức vốn điều lệ từ hơn 13.725 tỷ đồng lên mức hơn 18.007 tỷ đồng.

Phát triển các quỹ đầu tư nhằm thu hút nguồn lực trong và ngoài nước

Phát triển các quỹ đầu tư nhằm thu hút nguồn lực trong và ngoài nước

sự kiện🞄Thứ sáu, 28/03/2025, 15:52

(CL&CS) - Sau gần 40 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội với chính sách nhất quán là đẩy mạnh xã hội hóa, đa dạng hóa các nguồn lực cho đầu tư phát triển, thu hút có hiệu quả cả nguồn vốn trong nước và quốc tế.

ACB ghi nhận bước tiến vượt bậc về sức khỏe thương hiệu

ACB ghi nhận bước tiến vượt bậc về sức khỏe thương hiệu

sự kiện🞄Thứ tư, 26/03/2025, 20:06

(CL&CS) - Kết quả này phản ánh nỗ lực không ngừng của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) trong việc đổi mới hình ảnh, nâng cao chất lượng dịch vụ, cải thiện trải nghiệm khách hàng và thúc đẩy phát triển bền vững.