Văn hóa và Đời sống
Thứ sáu, 28/03/2025, 15:52 PM

Những điều cần biết về Tết Thanh minh năm 2025

(CL&CS) - Tết Thanh minh, hay còn gọi là ngày Thanh minh, là một trong những dịp lễ truyền thống quan trọng trong văn hóa của nhiều nước Đông Á như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên. Tại Việt Nam, đây là dịp không thể thiếu để con cháu thể hiện lòng hiếu kính với tổ tiên thông qua phong tục tảo mộ và cúng bái trang nghiêm.

Theo hệ thống “nhị thập tứ khí” của lịch âm, gồm 24 tiết khí đánh dấu sự thay đổi thời tiết trong năm, tiết Thanh minh là tiết khí thứ năm, đến sau các tiết Lập xuân, Vũ thủy, Kinh trập và Xuân phân. Tên gọi “Thanh minh” mang ý nghĩa của sự trong trẻo, sáng sủa, phản ánh không khí mát mẻ, bầu trời quang đãng của thời điểm giao mùa xuân – hạ.

Tết Thanh minh là ngày đầu tiên của tiết Thanh minh, thường rơi vào khoảng ngày 4/4 hoặc 5/4 Dương lịch, và kéo dài đến khoảng 20 - 21/4. Năm 2025, tiết Thanh minh bắt đầu vào ngày 4/4 Dương lịch, tức thứ Sáu ngày 7/3 Âm lịch.

Từ lâu, Tết Thanh minh đã ăn sâu vào đời sống tâm linh của người Việt. Vào dịp này, các gia đình thường cùng nhau đi tảo mộ, đây là một hoạt động mang đậm ý nghĩa gắn kết gia đình và tri ân cội nguồn. Con cháu sẽ dọn dẹp mộ phần, phát quang cỏ dại, bồi đắp nấm mồ, và thắp nén hương tưởng niệm. Với những phần mộ đã xây, việc quét dọn, lau rửa sạch sẽ được thực hiện cẩn thận trước khi đặt mâm lễ cúng.

2

Ảnh minh họa: AI

Khi làm lễ tại mộ, lễ vật cần được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, có thể trải khăn hoặc chiếu để đặt mâm cúng trang trọng. Lưu ý, hoa quả, tiền vàng có thể dùng chung, nhưng lễ mặn nên đặt riêng cho từng phần mộ. Người cúng thường thắp 1 hoặc 3 nén hương, tuyệt đối tránh thắp 2 nén, và vái 3 lần để mời tổ tiên về chứng giám. Sau khi hương cháy được khoảng 2/3, gia đình tiến hành hóa vàng, xin lộc và ra về.

Ngoài việc tảo mộ, nhiều gia đình cũng tổ chức lễ cúng tại nhà. Trước đó, không gian sống và bàn thờ gia tiên cần được dọn dẹp kỹ lưỡng, thể hiện sự tôn trọng. Người thắp hương cần ăn mặc chỉnh tề, giữ thái độ trang nghiêm, thành kính khi đọc văn khấn. Văn khấn viết trên giấy sau khi đọc xong cũng nên được hóa để hoàn tất nghi lễ.

Trong dịp này, có một số điều kiêng kỵ mà người Việt đặc biệt lưu tâm. Khi đi ngang qua phần mộ người khác, không nên giẫm đạp, đá vào đồ cúng để tránh mang lại điều xui xẻo, nhất là với trẻ nhỏ. Cũng không nên chụp ảnh tại khu vực nghĩa trang, bàn tán hoặc chỉ trỏ vào mộ người khác, bởi điều này không chỉ thể hiện sự thiếu tôn trọng mà còn bị cho là không may mắn.

Tết Thanh minh không đơn thuần là một nghi lễ, mà còn là cơ hội để giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống gia đình, về công lao của tổ tiên, và cách thể hiện sự hiếu nghĩa. Qua từng hành động như nhổ cỏ, dâng hương, đọc văn khấn…, con cháu có dịp gắn bó với cội nguồn, củng cố mối dây liên kết giữa các thế hệ trong gia đình.

Trong dòng chảy văn hóa Việt, Tết Thanh minh đã trở thành một biểu tượng đẹp của lòng biết ơn, tình cảm gia đình và đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. Dù xã hội ngày càng hiện đại, những giá trị truyền thống như Tết Thanh minh vẫn cần được gìn giữ, phát huy để góp phần nuôi dưỡng đời sống tinh thần và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.

Theo Lao động thủ đô

Bình luận

Nổi bật

Những điều cần biết về Tết Thanh minh năm 2025

Những điều cần biết về Tết Thanh minh năm 2025

sự kiện🞄Thứ sáu, 28/03/2025, 15:52

(CL&CS) - Tết Thanh minh, hay còn gọi là ngày Thanh minh, là một trong những dịp lễ truyền thống quan trọng trong văn hóa của nhiều nước Đông Á như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên. Tại Việt Nam, đây là dịp không thể thiếu để con cháu thể hiện lòng hiếu kính với tổ tiên thông qua phong tục tảo mộ và cúng bái trang nghiêm.

Từ đầu năm 2025, hơn 1,6 triệu khách quốc tế đã đến TPHCM

Từ đầu năm 2025, hơn 1,6 triệu khách quốc tế đã đến TPHCM

sự kiện🞄Thứ năm, 27/03/2025, 18:03

(CL&CS) - Trong 3 tháng đầu năm 2025, TPHCM đón hơn 1,6 triệu khách quốc tế, hơn 8,5 triệu khách nội địa với doanh thu ước đạt trên 56.600 tỉ đồng.

Quạt giấy Chàng Sơn khẳng định sức sống lâu bền của làng nghề truyền thống

Quạt giấy Chàng Sơn khẳng định sức sống lâu bền của làng nghề truyền thống

sự kiện🞄Thứ năm, 27/03/2025, 18:03

(CL&CS) - Làng Chàng Sơn, xã Thạch Xá (huyện Thạch Thất, Hà Nội) từ lâu đã có nghề làm quạt giấy nổi tiếng bao đời nay. Trải qua những thăng trầm của nghề, quạt giấy Chàng Sơn nay đã vươn mình ra thế giới, nhận được nhiều sự yêu thích của bạn bè khắp bốn phương, góp phần bảo tồn nét văn hóa xưa.