Bộ Y tế ban hành hướng dẫn mới nhất chẩn đoán, điều trị bệnh sởi
(CL&CS) - Bộ Y tế nêu rõ vaccine sởi có hiệu quả phòng bệnh cao, phần lớn trẻ bệnh sởi là chưa tiêm phòng vaccine sởi. Mặc dù đã có vaccine phòng bệnh, nhưng tỷ lệ mắc sởi hiện nay tại Việt Nam cũng như trên thế giới vẫn được WHO quan tâm, tiếp tục coi là vấn đề y tế toàn cầu.
Bộ Y tế vừa có quyết định về việc ban hành tài liệu chuyên môn hướng dẫn mới nhất chẩn đoán và điều trị bệnh sởi. Tại hướng dẫn này có một số điểm mới, trong đó có xét nghiệm, phân cấp điều trị…

Trong quyết định nêu rõ bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan mạnh do virus sởi gây ra, bệnh có thể gây các biến chứng nặng dẫn đến tử vong, bệnh thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi, người lớn chưa tiêm hoặc tiêm chủng không đầy đủ cũng có nguy cơ mắc.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), virus sởi được phân thành 8 nhóm (A-H) và 23 kiểu gene, hỗ trợ theo dõi sự lây lan dịch bệnh. Sởi lây qua đường không khí, giọt bắn hoặc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết hô hấp. Các triệu chứng điển hình bao gồm sốt, viêm long đường hô hấp, viêm kết mạc và phát ban. Bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm não, viêm tai giữa, viêm loét giác mạc hoặc tiêu chảy, thậm chí dẫn đến tử vong.
Chẩn đoán bệnh sởi thường dựa vào xét nghiệm kháng thể IgM, trong đó 50-70% trường hợp dương tính ngay từ ngày đầu phát ban và đạt 100% sau 3 ngày phát ban.
Tiến sĩ Hà Anh Đức, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho hay hướng dẫn điều trị này tập trung vào xét nghiệm chẩn đoán, so với lần trước có bổ sung thêm một số nội dung: "Nếu xét nghiệm IgM sởi âm tính mà triệu chứng lâm sàng vẫn nghi ngờ sởi thì có thể làm lại lần 2 sau 72 giờ, hoặc chỉ định PCR Sởi qua bệnh phẩm dịch tỵ hầu"; "Phân lập virus từ máu và dịch mũi họng trong giai đoạn sớm của bệnh".
Bộ Y tế nêu rõ vaccine sởi có hiệu quả phòng bệnh cao, phần lớn trẻ bệnh sởi là chưa tiêm phòng vaccine sởi. Mặc dù đã có vaccine phòng bệnh, nhưng tỷ lệ mắc sởi hiện nay tại Việt Nam cũng như trên thế giới vẫn được WHO quan tâm, tiếp tục coi là vấn đề y tế toàn cầu.
Diễn biến lâm sàng thể điển hình của sởi thể hiện qua 4 giai đoạn. Giai đoạn ủ bệnh diễn ra từ 7 đến 21 ngày (trung bình 10 ngày), triệu chứng xuất hiện sau khi phơi nhiễm 10-14 ngày.
Giai đoạn khởi phát (giai đoạn viêm long) diễn ra trong 2-4 ngày. Trong giai đoạn này người bệnh sốt cao, viêm long đường hô hấp trên (ho, chảy mũi) và viêm kết mạc. Có thể thấy hạt Koplik là các hạt nhỏ có kích thước 0,5-1 mm màu trắng/xám có quầng ban đỏ nổi gồ lên trên bề mặt niêm mạc má (phía trong miệng, ngang răng hàm trên). Hạt Koplik thường xuất hiện một ngày trước phát ban và tồn tại 2-3 ngày sau khi ban xuất hiện.
Giai đoạn toàn phát kéo dài từ 2-5 ngày. Thường sau khi sốt cao 3-4 ngày người bệnh bắt đầu phát ban dạng dát sẩn, khi căng da thì ban biến mất, xuất hiện từ sau tai, sau gáy, trán, mặt, cổ dần lan đến thân mình và tứ chi, cả ở lòng bàn tay và gan bàn chân. Ban có thể hợp lại đặc biệt là ở vùng mặt và thân mình. Khi ban mọc hết toàn thân thì thân nhiệt giảm dần.
Ở giai đoạn hồi phục, bệnh nhân có các biểu hiện ban nhạt màu dần rồi sang màu xám, bong vảy phấn sẫm, để lại vết thâm dạng vằn da hổ và biến mất theo thứ tự như khi xuất hiện. Nếu không xuất hiện biến chứng thì bệnh tự khỏi. Có thể có ho kéo dài 1-2 tuần sau khi hết ban. Trong hướng dẫn chẩn đoán và điều trị cập nhật bệnh sởi lần này có điểm mới nữa đó là phân cấp chi tiết cho các đơn vị, tất cả các cơ sở y tế theo các cấp chuyên môn đều có thể tham gia việc thu dung, điều trị và chuyển tuyến.
Theo đó, trạm y tế xã và phòng khám tư nhân sẽ khám và điều trị ngoại trú người bệnh sởi không biến chứng; Chuyển tuyến đối với bệnh sởi có biến chứng hoặc có suy giảm miễn dịch hoặc có bệnh nền nặng. Bệnh viện huyện, bệnh viện tư nhân sẽ khám và điều trị người bệnh sởi không có biến chứng và bệnh sởi có biến chứng; Chuyển cấp điều trị đối với người bệnh sởi có biến chứng viêm phổi cần thở oxy, viêm não, nhiễm khuẩn huyết hoặc có suy giảm miễn dịch hoặc có bệnh nền nặng.
Bệnh viện đa khoa tỉnh, đa khoa khu vực, bệnh viện chuyên khoa truyền nhiễm khám và điều trị người bệnh sởi không có biến chứng và bệnh sởi có biến chứng; Hội chẩn, hướng dẫn tuyến trước điều trị các trường hợp nặng hoặc khó điều trị. Trong cập nhật hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh sởi còn bổ sung vấn đề chăm sóc điều dưỡng quản lý người bệnh chú ý cách ly dài đối với người suy giảm miễn dịch, phòng bệnh bằng vaccine, Immunoglobulin dự phòng sau phơi nhiễm.
Tùng Lộc
Bình luận
Nổi bật
Bộ Y tế yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh trong giai đoạn cao điểm du lịch hè 2025
sự kiện🞄Thứ hai, 28/04/2025, 14:59
(CL&CS) - Bộ Y tế vừa có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur về việc tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống dịch trong giai đoạn cao điểm du lịch hè 2025.
Phương án ứng phó, cấp cứu nạn nhân tai nạn dịp nghỉ lễ 30/4-1/5
sự kiện🞄Thứ sáu, 25/04/2025, 15:43
(CL&CS) - Bộ Y tế đề nghị các cơ quan chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện tốt đảm bảo trực đầy đủ theo 4 cấp: Trực lãnh đạo, trực chuyên môn, trực hành chính, hậu cần và trực bảo vệ, tự vệ.
Đề xuất trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng
sự kiện🞄Thứ sáu, 25/04/2025, 09:10
(CL&CS) - Đề xuất này được Bộ Y tế đưa ra khi chủ trì xây dựng Dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về trợ cấp hưu trí xã hội. Dự thảo Nghị định này đang được Bộ Tư pháp thẩm định để trình Chính phủ phê duyệt.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.