Thứ năm, 27/03/2025, 18:04 PM

Đồng bằng sông Cửu Long vẫn gặp khó trong thu hút vốn đầu tư

(CL&CS)- Báo cáo kinh tế thường niên Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm 2024 cho thấy, dù là vùng sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu chủ lực, đóng góp hơn 50% vào thặng dư thương mại của Việt Nam, tuy nhiên ĐBSCL lại có tỷ lệ vốn đầu tư rất thấp.

Sáng 27/3, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright (FSPPM), chính thức công bố Báo cáo kinh tế thường niên Đồng bằng sông Cửu Long năm 2024.

Kinh tế ĐBSCL trong nhiều năm qua vẫn tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn. (Ảnh: VGP)

Kinh tế ĐBSCL trong nhiều năm qua vẫn tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn. (Ảnh: VGP)

Đây là báo cáo quy mô cấp vùng đầu tiên của cả nước được thực hiện hàng năm với mục tiêu góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của ĐBSCL. Kết quả nghiên cứu hàng năm của báo cáo đã được các cơ quan Trung ương, nhà nghiên cứu và tổ chức quốc tế đánh giá cao và sử dụng trong việc lập quy hoạch, thảo luận, xây dựng chính sách. Đồng thời, báo cáo được chính quyền các tỉnh, thành ĐBSCL sử dụng trong xây dựng chính sách, điều hành kinh tế địa phương

Báo cáo cung cấp bức tranh toàn diện về thực trạng kinh tế vĩ mô và những cơ hội, thách thức trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư, nhằm tạo động lực tăng trưởng bền vững cho ĐBSCL.

Đồng thời, Báo cáo cũng nhấn mạnh rằng thiếu hụt đầu tư đã trở thành một trong những nguyên nhân cốt lõi dẫn đến “vòng xoáy đi xuống” của nền kinh tế ĐBSCL trong nhiều năm qua.

Dù là vùng sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu chủ lực, đóng góp hơn 50% vào thặng dư thương mại của Việt Nam, tuy nhiên ĐBSCL lại có tỷ lệ vốn đầu tư rất thấp.  Cụ thể là, tính theo bình quân đầu người, so sánh trong 6 vùng kinh tế - xã hội của Việt Nam, ĐBSCL đứng thứ 3 về vốn ODA, thứ 4 về đầu tư công, thứ 5 về FDI, và thứ 6 về đầu tư tư nhân trong nước. Hệ quả là cơ sở hạ tầng yếu kém, cơ hội việc làm suy giảm, năng suất lao động trì trệ và sức cạnh tranh suy yếu.

Đặc biệt, Báo cáo chỉ ra những rào cản chính đang kìm hãm dòng vốn đầu tư vào ĐBSCL gồm như: Hạ tầng giao thông và logistics yếu kém; thiếu hụt lao động có tay nghề; rủi ro từ biến đổi khí hậu và Môi trường kinh doanh chưa đủ thuận lợi.

Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công cho rằng, kinh tế ĐBSCL trong nhiều năm qua vẫn tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn như: cơ sở hạ tầng còn hạn chế, chậm chuyển đổi cơ cấu, thu hút đầu tư kém, doanh nghiệp chậm phát triển cả về số lượng và năng lực, vùng thiếu cơ hội việc làm cho người lao động, năng suất lao động và sức cạnh tranh còn yếu…

“Đây là vấn đề mà chúng tôi lo ngại và quan tâm nhất trong bối cảnh cả nước đang phát triển nhanh chóng, các địa phương đang cải cách, cải thiện môi trường và điều kiện kinh doanh, thì ĐBSCL chưa kịp bắt nhịp”, Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công đánh giá.

Đồng thời, ông cũng Phạm Tấn Công cũng cho rằng, trong bối cảnh cả nước ta đang bước vào cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy, sáp nhập các cơ quan trung ương, địa phương để nâng cao hiệu quả, hiệu năng quản lý, tập trung cao độ cải cách thể chế để đưa đất nước ta bước vào giai đoạn phát triển mới, thì việc phân tích đánh giá tình hình kinh tế của một vùng (như ĐBSCL) góp phần quan trọng trong việc cung cấp thông tin đầy đủ, tin cậy làm nền tảng những quyết sách trọng yếu để phát triển toàn diện và bền vững.

Qua đó, ĐBSCL sẽ cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, thực hiện thành công mục tiêu đưa Việt Nam trở thành quốc gia phát triển, có thu nhập cao vào năm 2045.

Minh Vân

Bình luận

Nổi bật

Đồng bằng sông Cửu Long vẫn gặp khó trong thu hút vốn đầu tư

Đồng bằng sông Cửu Long vẫn gặp khó trong thu hút vốn đầu tư

sự kiện🞄Thứ năm, 27/03/2025, 18:04

(CL&CS)- Báo cáo kinh tế thường niên Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm 2024 cho thấy, dù là vùng sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu chủ lực, đóng góp hơn 50% vào thặng dư thương mại của Việt Nam, tuy nhiên ĐBSCL lại có tỷ lệ vốn đầu tư rất thấp.

Vĩnh Phúc quyết liệt triển khai các giải pháp thực hiện Nghị quyết 57

Vĩnh Phúc quyết liệt triển khai các giải pháp thực hiện Nghị quyết 57

sự kiện🞄Thứ tư, 26/03/2025, 09:33

(CL&CS)- Thực hiện triển khai Nghị quyết 57, Vĩnh Phúc phấn đấu đến năm 2045 trở thành trung tâm công nghệ số của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước…

Phát huy vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong phát triển kinh tế nhanh và bền vững

Phát huy vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong phát triển kinh tế nhanh và bền vững

sự kiện🞄Chủ nhật, 23/03/2025, 08:34

(CL&CS) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 21/3/2025 về nhiệm vụ, giải pháp của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) góp phần tăng trưởng kinh tế hai con số, phát triển đất nước nhanh và bền vững.