Thứ năm, 27/03/2025, 18:03 PM

Ứng dụng công nghệ BIM để nâng cao hiệu quả triển khai dự án đầu tư xây dựng

(CL&CS) - BIM có thể hiểu là việc sử dụng phiên bản kỹ thuật số được chia sẻ của công trình để hỗ trợ các quy trình thiết kế, thi công và quản lý vận thành nhằm tạo ra một nền tảng tin cậy cho quyết định

Hiện nay, ngành xây dựng đang bị định hình công nghệ năng suất thấp, khó trả lương cao cho các kỹ sư, đối mặt với sự thiếu hụt về nguồn nhân lực hiện tại và tương lai. Để giải quyết thực trạng này, Việt Nam đang đẩy mạnh công nghệ số và AI trong ngành. Nổi bật là công nghệ Building Information Modeling (BIM) được áp dụng khá rộng rãi ở quốc tế và chính thức đưa vào nước ta từ năm 2015.

sđ

Ứng dụng BIM trong đồ án thiết kế kỹ thuật thi công cầu

BIM có thể hiểu là việc sử dụng phiên bản kỹ thuật số được chia sẻ của công trình để hỗ trợ các quy trình thiết kế, thi công và quản lý vận thành nhằm tạo ra một nền tảng tin cậy cho quyết định. Vắn tắt thì BIM là việc tạo ra một mô hình 3D có chứa các thông tin cần thiết, cập nhật thông tin và khai thác thông tin đó, sau đó chuyển giao cho các bên liên quan để tạo ra một luồng thông tin thông suốt trong các dự án. Ngoài ra, BIM cũng kết hợp với các công nghệ khác và vận hành với môi trường cộng tác, hợp tác để thu được nhiều lợi ích.

Trường Đại học Xây dựng Hà Nội (HUCE) là một cơ sở đào tạo và được quy hoạch là một trong những trường trọng điểm về lĩnh vực kiến trúc xây dựng. Hiện nay, với lực lượng hùng hậu các nhà khoa học, cán bộ giảng dạy và nhân viên khác, trường đã tổ chức đào tạo nhiều ngành nghề, trong đó các ngành nghề liên quan đến xây dựng đều được tích hợp các vấn đề liên quan đến BIM và công nghệ số.

Nhà trường đã ứng dụng BIM trong các đồ án thiết kế kỹ thuật, một số môn học liên quan đến BIM và công nghệ số. Đồng thời, HUCE chuyển giao công nghệ thông qua các buổi tập huấn BIM cơ quan quản lý Nhà nước và các doanh nghiệp tại Quảng Ngãi; đào tạo BIM cho chủ đầu tư và nhà thầu thi công tại Công ty Cổ phàn Thịnh Vương TVT; ứng dụng BIM tại một số dự án như: Dự án trụ sở làm việc Tỉnh ủy, Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND, UBND tỉnh Khánh Hòa; dự án xây dựng đầu tư phát triển khu du lịch quốc gia Mộc Châu, tỉnh Sơn La; dự án thành phần 2 xây dựng cụm công trình đầu mối Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội; gói thầu XL dự án Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh…

Trong quá trình chuyển giao công nghệ cũng như đào tạo nhân lực của BIM trong ngành Xây dựng Việt Nam, PGS.TS Nguyễn Thế Quân, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội nhận thấy có một số thuận lợi đối với nhà trường. Thứ nhất là nhà trường có các chuyên gia dày dặn kinh nghiệm cả việc nghiên cứu và triển khai BIM cùng các công nghệ số. Thứ hai, nhà trường nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình và hợp tác chặt chẽ từ các đối tác nước ngoài với mạng lưới quan hệ rộng khắp của trường trên thế giới, nhất là các đối tác từ châu Âu, châu Úc và kể cả châu Á cũng đã phối hợp với nhà trường và triển khai các dự án và công nghệ số. Thứ ba, nhà trường nhận được sự ủng hộ tuyệt đối từ phía cơ quan chủ quản, cơ quan chuyên môn là Bộ Xây dựng và được công nhận bởi mạng lưới những người làm nghề.

Tuy nhiên cũng có một số khó khăn như: công nghệ mới nên khó đạt điểm hoàn vốn; cơ sở vật chất còn chưa đủ, ảnh hưởng đến việc chuyển giao công nghệ; đòi hỏi đầu tư phần mềm trong đó có nhiều phần mềm không có bản miễn phí cho giáo dục; cần có ngân sách để triển khai các nghiên cứu về prototype (mẫu) hoặc proo of concept.

Theo PGS.TS Nguyễn Thế Quân, BIM là công cụ thiết yếu trong ngành Xây dựng, giúp nâng cao hiệu quả quản lý, thiết kế, thi công và vận hành công trình. BIM không chỉ giải quyết những vấn đề hiện tại như phân mảnh thông tin, thiếu hụt nhân lực và năng suất thấp mà còn tạo ra cơ hội để ngành Xây dựng tiếp cận những công nghệ tiên tiến như thực tế ảo, trí tuệ nhân tạo và mô hình hóa dữ liệu.

Việc áp dụng BIM trong dự án đầu tư xây dựng là yêu cầu bắt buộc cho dự án mới có quy mô nhất định. HUCE đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo và chuyển giao công nghệ BIM, hợp tác với nhiều đối tác quốc tế và triển khai nhiều dự án ứng dụng thực tế. Để có hiệu quả cao hơn trong đào tạo và chuyển giao công nghệ, HUCE đối mặt với những thách thức như hạn chế về cơ sở vật chất, chi phí đầu tư phần mềm và yêu cầu ngân sách cho nghiên cứu, tuy nhiên để tiếp tục phát triển, cần có sự hỗ trợ từ các cơ quan chủ quản, cơ quan quản lý, doanh nghiệp và các tổ chức nhằm nâng cao năng lực đào tạo, mở rộng ứng dụng BIM thêm nhiều ứng dụng mới và thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành Xây dựng.

Tùng Lộc

Bình luận

Nổi bật

Thủ tướng: Khởi công xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam trong năm 2026

Thủ tướng: Khởi công xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam trong năm 2026

sự kiện🞄Thứ hai, 28/04/2025, 08:07

(CL&CS) - Sáng 26/4, kết luận phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo cho rằng phải “thần tốc, táo bạo hơn nữa”, phát triển ngành công nghiệp đường sắt phục vụ 2 mục tiêu 100 năm của đất nước.

10 trạm dừng nghỉ trên cao tốc Bắc - Nam phục vụ người dân dịp 30/4-1/5

10 trạm dừng nghỉ trên cao tốc Bắc - Nam phục vụ người dân dịp 30/4-1/5

sự kiện🞄Thứ bảy, 26/04/2025, 10:46

(CL&CS) - Để đảm bảo an toàn giao thông và tạo thuận lợi cho người dân đi lại trong dịp lễ 30/4-1/5, Cục Đường bộ Việt Nam thông báo vị trí 10 trạm dừng nghỉ trên các đoạn tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông đã đưa vào khai thác.

Bình Định: Chú trọng nâng cao chất lượng công trình xây dựng

Bình Định: Chú trọng nâng cao chất lượng công trình xây dựng

sự kiện🞄Thứ sáu, 25/04/2025, 15:27

(CL&CS) - Trên cơ sở tiêu chí và phương pháp đánh giá chất lượng công trình dân dụng và công nghiệp được tỉnh Bình Định xây dựng, trong hơn 2 năm qua, UBND tỉnh đã rà soát đánh giá 1.974 công trình xây dựng từ năm 2021 - 2024. Trong đó, có 1.504 công trình đạt chất lượng tốt (tỷ lệ 76,19%); 470 công trình đạt chất lượng (tỷ lệ 23,81%), không có công trình kém chất lượng.