Văn hóa và Đời sống
Thứ năm, 18/08/2022, 16:42 PM

Những "nguy cơ" mất an toàn thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống khu du lịch

(CL&CS) - Tình hình vi phạm vấn đề an toàn thực phẩm lại “nóng” lên sau vụ việc hàng chục du khách bị ngộ độc thực phẩm tập thể ở Đà Nẵng, trước tình hình Du lịch Việt Nam đang phục hồi mạnh mẽ, khách quốc tế đạt trên 954.000 lượt người, gấp 10 lần so với cùng kỳ năm trước; nhưng vẫn còn đó vấn đề đảm bảo an toàn thực phẩm tại các địa điểm kinh doanh, hàng quán khu du lịch.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, Khách quốc tế đến Việt Nam tháng 7 đạt 352,6 nghìn lượt người, tăng 49% so với tháng trước và gấp 47,2 lần so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 7 tháng đầu năm 2022, Việt Nam đón hơn 954.000 lượt khách quốc tế, tăng gần 9 lần so với cùng kỳ, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng tháng 62%.

6-2

Theo thống kê của Google Destination Insights, Việt Nam liên tục nằm trong nhóm các điểm đến có tăng trưởng cao nhất thế giới, với mức tăng trưởng từ 50%-75%; Lượng tìm kiếm về cơ sở lưu trú du lịch tại Việt Nam trong tháng 7/2022 đạt mức 100 điểm; Ấn Độ, quốc gia khu vực Nam Á có dân số  khoảng 1,4 tỉ người, đứng thứ 4 trong 10 nước tìm kiếm nhiều nhất về du lịch Việt Nam. Điều này cho thấy tiềm năng khá lớn đến từ thị trường nguồn này.

Theo thống kê của Google Destination Insights, Việt Nam liên tục nằm trong nhóm các điểm đến có tăng trưởng cao nhất thế giới, với mức tăng trưởng từ 50%-75%.

Theo thống kê của Google Destination Insights, Việt Nam liên tục nằm trong nhóm các điểm đến có tăng trưởng cao nhất thế giới, với mức tăng trưởng từ 50%-75%.

Các điểm đến được cộng đồng quốc tế tìm kiếm nhiều nhất tại Việt Nam là: Hạ Long, Sầm Sơn, Cửa Lò, Đông Hà... (Điểm đến tăng trưởng hàng đầu theo mức độ quan tâm trong hoạt động tìm kiếm của người tiêu dùng dựa trên (các) bộ lọc mà bạn đã chọn và phạm vi ngày. Mức tăng trưởng được tính toán theo từng giai đoạn để thích ứng với sự thay đổi không ngừng).

Cũng theo thống kê, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 7 tháng của năm 2022 ước đạt 324,9 nghìn tỷ đồng, tăng 37,5% so với cùng kỳ năm trước do nhu cầu vui chơi, du lịch của người dân tăng cao trong dịp hè sau hơn 2 năm hạn chế đi du lịch và ăn uống ngoài gia đình (riêng doanh thu tháng 7/2022 ngành này tăng 134,7% so với cùng kỳ năm 2021).

Trong 6 tháng đầu năm 2022, ngành Y tế đã kiểm tra trên 290.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phát hiện 30.000 cơ sở có vi phạm, xử lý 6.181 cơ sở với tổng số tiền phạt là 52 tỷ đồng. Ngành Nông nghiệp xử lý vi phạm đối với 1.184/26.672 cơ sở được thanh tra, kiểm tra với số tiền 13,25 tỷ đồng. Ngành Công Thương xử lý 1.472/2.493 trường hợp được kiểm tra với số tiền 5,9 tỷ đồng, trị giá hàng hóa vi phạm là 10,5 tỷ đồng.

Về kiểm nghiệm, giám sát và phân tích nguy cơ ô nhiễm thực phẩm, trong 6 tháng đầu năm, các phòng xét nghiệm của ngành Y tế đã thực hiện kiểm nghiệm 15.200 mẫu thực phẩm, trong đó có 452 mẫu không đạt. Ngành Nông nghiệp lấy 16.826 mẫu nông lâm thủy sản, phát hiện 444 mẫu vi phạm. Tính đến ngày 18-7, theo báo cáo của 30 tỉnh/thành phố, trong số 36.088 mẫu thực phẩm được giám sát có 1.570 mẫu không đạt.

Tuy nhiên, vấn đề an toàn thực phẩm cần được nâng cao từ phía người tiêu dùng là khách tham quan và phía chủ cơ sở kinh doanh thực phẩm, nhà hàng. Du khách cần trang bị cho mình kiến thức về thực phẩm an toàn để chuyến du lịch được trọn vẹn.

Do đó, người tiêu dùng cần sáng suốt trong lựa chọn thực phẩm của hàng ăn uống, sau đây là một số lưu ý có thể quan tâm:

Đối với của hàng ăn uống kinh doanh, người kinh doanh thực phẩm, quá trình chế biến phải bảo đảm sạch sẽ, không để lẫn lộn các thực phẩm sống với thực phẩm chín. Nguyên liệu chế biến phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, không sử dụng các hóa chất cấm làm gia vị để chế biến; phải bảo đảm đủ nước dùng để chế biến và phù hợp quy chuẩn.

Trong đó, nơi chế biến phải sạch sẽ; sử dụng nguồn nước sạch để rửa thực phẩm. Quá trình lưu trữ phải để ở nơi sạch sẽ, che đậy kỹ bụi bẩn, không để ruồi, gián, kiến và các loại côn trùng khác xâm nhập vào thức ăn. Thức ăn phải được bày bán trên giá, kệ, tủ kính; chén, tô, đĩa phải sạch sẽ.

Người bán hàng phải mang trang phục sạch sẽ, gọn gàng, đeo khẩu trang; khi tiếp xúc trực tiếp với thức ăn ngay phải sử dụng găng tay; sử dụng bao bì, dụng cụ để đựng thức ăn phải phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; thức ăn sau khi chế biến không để tối đa quá 2 giờ.

Địa điểm buôn bán thức ăn phải thông thoáng, vệ sinh, cách xa công trình đang thi công, nơi có rác thải, cống rãnh, nguồn gây ô nhiễm.

Văn Trì

Bình luận

Nổi bật

Du lịch xanh với hành trình cụ thể hóa mục tiêu Net Zero

Du lịch xanh với hành trình cụ thể hóa mục tiêu Net Zero

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 22:17

(CL&CS) - Thực hiện Net Zero - đạt phát thải ròng bằng 0 - giảm khí nhà kính không chỉ là hành động thiết thực, mang lại những kết quả tích cực cho môi trường sống mà còn giúp doanh nghiệp du lịch quảng bá sản phẩm của mình hiệu quả hơn.

Vô vàn trải nghiệm trong mùa kích cầu “Chạm Sa Pa, chạm những tầng mây”

Vô vàn trải nghiệm trong mùa kích cầu “Chạm Sa Pa, chạm những tầng mây”

sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 21:46

(CL&CS) - Sa Pa bùng nổ hàng loạt lễ hội và trải nghiệm chào đón du khách trong mùa săn mây. Hơn 130 doanh nghiệp đồng loạt tung ưu đãi lên đến 50%, hưởng ứng chương trình kích cầu du lịch lớn nhất năm 2024. Chất lượng với giá cả hấp dẫn, Sa Pa hứa hẹn trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn nhất miền Bắc dịp thu đông này.

Ghé thăm một nước Lào yên bình những ngày cuối năm

Ghé thăm một nước Lào yên bình những ngày cuối năm

sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 15:23

(CL&CS) - Những ngôi chùa trang nghiêm, đậm chất Phật giáo, những thác nước kỳ vĩ và những dòng sông thơ mộng là những điều khiến du khách ấn tượng khi đến với Lào. Nhưng đất nước này đâu chỉ có thế, bởi điều khiến cho Lào trở thành một trong những điểm đến nhất định phải ghé thăm một lần trong đời chính là sự bình yên không đâu có được, cùng nụ cười hiền hậu, mến khách của người dân nơi đây.