Media chất lượng & cuộc sống
Thứ ba, 20/10/2020, 14:25 PM

Ngành mía đường Việt Nam cần một sân chơi bình đẳng

(CL&CS) - Trong khối ASEAN có 4 quốc gia sản xuất mía đường chính là Việt Nam, Thái Lan, Philippines và Indonesia. Việt Nam đã thực hiện nghiêm túc cam kết của Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA). Nhưng điều này cũng khiến cho ngành mía đường Việt Nam đang đối mặt với không ít thách thức.

Các nước thiếu sòng phẳng

Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA), cả nước hiện có 29 nhà máy hoạt động, sản lượng đường sản xuất là 913.397 tấn, giảm 405.979 tấn, tương đương 34,58% so với vụ trước. Trong đó, đường sản xuất từ mía là 767.954 tấn, còn lại từ đường thô nhập khẩu là 145.443 tấn.

VSSA nhìn nhận niên vụ 2020/2021 dự báo sẽ là một năm tiếp tục nhiều khó khăn với ngành mía đường Việt Nam. Bước vào năm 2020, khi Việt Nam bắt đầu thực hiện cam kết ATIGA cho ngành đường và dịch COVID-19 bùng phát khiến nhu cầu giảm sút, giá đường giảm, việc tiêu thụ trở nên khó khăn trong bối cảnh việc nhập khẩu đường đã bùng nổ với lượng rất lớn.

Chia sẻ tại hội nghị “Tổng kết vụ sản xuất mía đường 2019-2020 và triển khai Chỉ thị 28/CT-TTG ngày 17/7/2020” được tổ chức mới đây, ông Cao Anh Đương - quyền Chủ tịch VSSA lý giải nguyên nhân sụt giảm sản lượng là do giá đường xuống thấp bởi tác động cạnh tranh quyết liệt của các loại đường giá rẻ có nguồn gốc nước ngoài, đường nhập lậu và gian lận thương mại.

Cũng theo ông, các nhà máy chỉ có hai sự lựa chọn: Một là tiếp tục tồn kho đường để đối mặt với tình trạng cạn kiệt dòng tiền hoạt động. Hai là chấp nhận bán lỗ một số lượng đường để duy trì dòng tiền hoạt động.

miaduonglaikeukho 1

Các doanh nghiệp mía đường đang đối diện với nhiều khó khăn.

Theo các doanh nghiệp mía đường, trong 4 quốc gia sản xuất mía đường chính là Việt Nam, Thái Lan, Philippines và Indonesia thì Việt Nam đã cam kết và nghiêm túc thực hiện thông qua việc gỡ bỏ hoàn toàn hạn ngạch nhập khẩu đường bắt đầu từ thời điểm 1/1/2020. Tuy nhiên, 3 nước còn lại thực tế đã không hề mở cửa thị trường đường và đã áp dụng những biện pháp khác nhau để bảo vệ thị trường đường của mỗi nước.

Đây cũng được xem là nguyên nhân dẫn đến lượng đường nhập khẩu vào Việt Nam tăng đột biến và khiến cho ngành đường Việt Nam đang đối diện với thách thức không nhỏ. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan trong 8 tháng đầu năm 2020, lượng đường nhập khẩu vào Việt Nam tăng hơn 6 lần so với cùng kỳ năm 2019 với 823.787 tấn. Trong đó, lượng đường mía nhập khẩu từ Thái Lan vào Việt Nam chiếm tỷ lệ chủ yếu: 89,94%.

Quyết liệt tìm giải pháp

Trước thực trạng trên, cuối tháng 9 vừa qua, Bộ Công Thương đã khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với một số sản phẩm mía đường từ Thái Lan. Vào đầu tháng 10, Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) đã gửi bảng câu hỏi điều tra cho tất cả doanh nghiệp sản xuất/xuất khẩu nước ngoài mà cơ quan điều tra và chính phủ Thái Lan biết để trả lời bảng câu hỏi điều tra, thời hạn là trước 17 giờ ngày 13/11/2020 (giờ Hà Nội).

Bộ Công Thương yêu cầu Cục Phòng vệ thương mại chủ trì, phối hợp với VSSA theo dõi, kịp thời đề xuất việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại phù hợp với các cam kết quốc tế đối với mặt hàng đường nhập khẩu.

Về phía Cục Xuất nhập khẩu, phối hợp với Vụ Pháp chế, VSSA và các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nghiên cứu, đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động nhập khẩu mặt hàng đường trong tình hình mới…

Sở Công Thương các địa phương tăng cường kiểm tra, phát hiện hoạt động kinh doanh trái phép mặt hàng đường nhập khẩu, phối hợp với các cơ quan chức năng địa phương tuyên truyền cho doanh nghiệp, người dân, tham gia xử lý các vấn đề phát sinh liên quan đến nhập khẩu mặt hàng đường tại địa bàn.

Dù vậy, theo VSSA, ngoài các nội dung trên, Bộ Công Thương cần phối hợp với các cơ quan quản lý cung cấp thông tin đối với các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và các hành vi tiếp tay buôn lậu đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh đường và chất tạo ngọt.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, đang triển khai chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp phát triển ngành mía đường Việt Nam trong tình hình mới (ban hành giữa tháng 7/2020). Quan điểm của Chính phủ với ngành mía đường là chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh để hội nhập kinh tế quốc tế một cách bình đẳng với tinh thần độc lập, tự cường; chấp nhận chuyển đổi một số vùng sản xuất mía không hiệu quả và cơ cấu lại các nhà máy đường thua lỗ, yếu kém theo quy luật kinh tế thị trường; hình thành vùng nguyên liệu mía gắn với nhà máy sản xuất đường bảo đảm hoạt động hiệu quả, đủ sức cạnh tranh và phát triển bền vững.

Huyên Phương

Bình luận

Nổi bật

Tâm điểm CL&CS: Ô nhiễm môi trường làng nghề chưa được giải quyết triệt để

Tâm điểm CL&CS: Ô nhiễm môi trường làng nghề chưa được giải quyết triệt để

sự kiện🞄Thứ ba, 19/11/2024, 11:48

(CL&CS) - Những nội dung chính: Ô nhiễm môi trường làng nghề chưa được giải quyết triệt để; Thiết kế sáng tạo sản phẩm thủ công mỹ nghệ đáp ứng yêu cầu hội nhập; Tin giả, tin sai sự thật là vấn đề toàn cầu; Hà Nội phấn đấu có hơn 1.000 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ.

Tâm điểm CL&CS: Yêu cầu các địa phương báo cáo tình hình tiền lương, thưởng Tết năm 2025

Tâm điểm CL&CS: Yêu cầu các địa phương báo cáo tình hình tiền lương, thưởng Tết năm 2025

sự kiện🞄Thứ sáu, 08/11/2024, 21:32

(CL&CS) - Những nội dung chính: Tuyến đường sắt nối với Trung Quốc dự kiến khởi công vào 2025; Đấu thầu mua sắm trên 100 triệu đồng, gây lãng phí; Các địa phương được yêu cầu báo cáo tình hình tiền lương, thưởng Tết năm 2025; Giá vàng nhảy múa sau bầu cử tổng thống Mỹ.

Tâm điểm CL&CS: Giá cho thuê nhà ở xã hội đắt ngang nhà thương mại

Tâm điểm CL&CS: Giá cho thuê nhà ở xã hội đắt ngang nhà thương mại

sự kiện🞄Thứ bảy, 02/11/2024, 13:32

(CL&CS) - Những nội dung chính: Cảnh báo nồng độ CO2 đạt mức kỷ lục khiến Trái đất nóng lên; Đẩy mạnh quản lý TMĐT trước “cơn lốc” hàng giá rẻ; Giá cho thuê NƠXH Hà Nội đắt ngang nhà thương mại; Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quy hoạch đầu tư.