Dữ liệu cũ
Chủ nhật, 20/09/2020, 07:51 AM

Ngành mía đường gặp nhiều khó khăn

(CL&CS)- Do Covid-19 và ảnh hưởng của việc thực thi Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), ngành mía đường Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn. Các doanh nghiệp trong ngành đang các biện pháp hỗ trợ cạnh tranh công bằng.

 Khó chồng khó

Ông Phạm Văn Duy, Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết: “Với năng suất mía bình quân khoảng 86-87 tấn/ha cũng có thể đem lại thu nhập cho người nông dân. Mía đường cũng có thể tham gia vào nhiều ngành công nghiệp khác nhau như sản xuất ván ép, chế phẩm sinh học, dung môi dược phẩm… có ý nghĩa rất lớn trong phát triển kinh tế - xã hội”.

Tuy nhiên, kể từ ngày 1/1/200, khi Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại và đặc biệt là hiệp định ATIGA (Hiệp định tự do trong khu vực ASEAN). Lượng đường nhập khẩu giá rẻ từ Thái Lan tăng chóng mặt đã và đang đẩy hàng loạt nhà máy đường tại Việt Nam phải đóng cửa, vì không thể cạnh tranh về giá thành sản xuất. Nếu như năm 2017, ngành mía đường có 300.000 ha với khoảng 41 nhà máy, thì đầu vụ 2019 - 2020 chỉ còn 170.000 ha và 28 nhà máy hoạt động.

images2774168_121

Các doanh nghiệp mía đường đang tìm các biện pháp hỗ trợ cạnh tranh công bằng.

Cùng với đó, việc chính phủ một số nước trong ASEAN trợ giá mặt hàng đường cho nông dân và doanh nghiệp sản xuất mía đường dẫn đến cuộc chơi không công bằng, cùng với những ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19, ngành mía đường của Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn.

Ngoài những khó khăn trên, theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho biết, ảnh hưởng của Covid-19, thời gian qua, lệnh giãn cách xã hội đã buộc trường học tạm thời đóng cửa, nhiều lễ hội phải hủy, khiến nhu cầu tiêu dùng  nói chung và tiêu dùng mặt hàng đường nói riêng giảm sút.

Đại diện doanh nghiệp, ông Võ Thành Đàng, Chủ tịch, kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đường Quảng Ngãi (QNS) thừa nhận: “Dù giá bán đường của nhiều nhà máy đã giảm xuống ngang bằng giá thành sản xuất, nhưng lượng tồn kho vẫn rất lớn. Doanh nghiệp ngành mía đường đang gặp rất nhiều khó khăn”.

Ông Lê Văn Tam, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Mía đường Lam Sơn, cho hay lượng đường thế giới dư thừa, giá đường thấp hơn giá thành; cùng với việc hiệp định ATIGA đã có nhiều tác động gây khó khăn cho ngành sản xuất mía đường trong nước.

Cần cơ chế để doanh nghiệp cạnh tranh công bằng

Ông Nguyễn Văn Lộc, Quyền Tổng Thư ký Hiệp hội Mía đường Việt Nam lo sợ với tình hình khó khăn như hiện nay, khiến nông dân sẽ bỏ trồng mía, khi đó các nhà máy đường sẽ không có nguyên liệu để sản xuất, bằng chứng là đã có tới 11 nhà máy đã buộc phải tạm đóng cửa trong thời gian vừa qua.

Vì vậy, ông Lộc khẩn thiết kiến nghị Chính phủ cũng cần có chính sách hỗ trợ ngành đường vượt qua khó khăn do Covid-19 và tác động của việc thực thi ATIGA, đồng thời tích cực ngăn chặn đường nhập lậu… Cùng các doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả sản xuất.

Ông Phạm Hồng Dương - Phó Chủ tịch Thường trực HĐQT TTC Sugar cho biết, kiến nghị Chính phủ, Bộ Công Thương nhanh chóng có chính sách để loại bỏ mặt hàng đường giá rẻ được trợ cấp của Thái Lan tràn vào cạnh tranh không lành mạnh, bất bình đẳng với đường trong nước. Khiến nhiều nông dân phải từ bỏ cây mía, khi nhà máy đường không thể chi trả giá thu mua đủ để trang trải và duy trì nghề trồng mía.

Muốn ngành mía đường vượt qua khó khăn, theo ông Dương, phía cơ quan quản lý nhà nước cần có giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp cạnh tranh công bằng, như biện pháp phòng vệ hay chống phá giá, để chặn đứng nguồn đường giá rẻ tràn vào Việt Nam.

Mặt khác, bản thân các doanh nghiệp cũng phải chủ động giảm bớt khó khăn bằng cách phối hợp, hợp tác chiến lược với các đối tác logistics chuyên nghiệp để tối ưu hóa hoạt động phân phối, đưa các sản phẩm đường chất lượng cao đến người tiêu dùng với giá tốt nhất…

Bộ Công thương đã và đang triển khai nhiều giải pháp như theo dõi, đề xuất việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại phù hợp với các cam kết quốc tế đối với mặt hàng đường nhập khẩu; tăng cường công tác quản lý thị trường, kiểm tra, ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại; hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng đường và các sản phẩm từ đường tìm kiếm thị trường xuất khẩu, đẩy mạnh tiêu thụ…

 Thạc sỹ Lê Thị Hồng/ Trường Cao Đẳng Du lịch Hà Nội

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.