ATIGA: Gánh nặng hay chìa khóa cho ngành mía đường?

(NTD) - Chỉ còn chưa đầy một tháng nữa hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) sẽ chính thức có hiệu lực. Liệu rằng ATIGA sẽ là gánh nặng hay là chìa khóa giải mã cho những khó khăn đang rối như tơ vò của ngành mía đường Việt Nam?

 

73482836_541354683292623_2523553703152058368_n
ATIGA liệu có giúp ngành mía đường Việt Nam thoát khỏi khó khăn?

Ngày 1/1/2020, hiệp định ATIGA sẽ chính thức có hiệu lực. Đồng nghĩa với việc từ đầu năm 2020, đường giá rẻ từ các nước trong khu vực ASEAN sẽ nhập ồ ạt vào nước ta với mức thuế 5%.

Tuy nhiên, trước ATIGA, ngành mía đường đã chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ đường giá rẻ nhập lậu. Con số 500 -700 nghìn tấn đường nhập lậu hàng năm ồ ạt tuồn vào Việt Nam với giá rẻ hơn từ 15-20% đã khiến đường trong nước sản xuất ra không thể tiêu thụ, hầu như niên vụ nào cũng bị tồn kho.

Nay đường ngoại được phép nhập chính ngạch càng khiến sự cạnh tranh giữa đường ngoại và đường trong nước càng thêm gay gắt.

Ông Trần Ngọc Hiếu – TGĐ Công ty mía đường Casuco chia sẻ, những năm gần đây đường ngoại nhập lậu giá rẻ khiến đường trong nước không thể tiêu thụ. Không những doanh nghiệp gặp khó mà người dân trồng mía cũng chịu ảnh hưởng vì giá mía bán ra luôn ở mức thấp.

Đại diện Hiệp hội mía đường Việt Nam, quyền Tổng thư ký - ông Nguyễn Văn Lộc nhận định, thực tế cái khó khăn nhất của ngành đường Việt Nam là đang phải cạnh tranh với loại hình gian lận thương mại. Đường lậu bản chất của nó đã là gian lận thương mại ở cấp quốc tế, đường bên Thái Lan xuất ra ngoài nước đã là gian lận và đang bị kiện ở WTO. Sang Việt Nam còn bị các đối tượng trong nước dùng các hình thức gian lận thương mại nữa. Cho nên giá đường rẻ quá, rẻ đến mức theo giá đó còn không đủ tiền mía.

Trong những năm gần đây, đường trong nước luôn tồn kho vì lượng tiêu thụ yếu. Vậy khi hội nhập, đường Việt Nam có thể tự do vào các nước khác và bài toán này sẽ được giải quyết. Tuy nhiên, đây có lẽ là một bài toán khó giải vì thực tế để đường Việt vào các nước là cả một vấn đề.

Thực tế cho thấy, các nước sản xuất mía đường thuộc khối ASEAN như Thái Lan, Indonesia, Philippines  luôn cho rằng đã thực thi ATIGA từ lâu. Tuy nhiên, những rào cản phi thuế quan họ đặt ra khiến đường nhập khẩu không thể cạnh tranh với đường trong nước. Đây là cách các nước này bảo hộ đường trong nước một cách hữu hiệu và không vi phạm hiệp định.

Hiện tại giá đường trong nước chỉ khoảng 11.800 - 12.500  đồng/kg. Trong khi đó lượng đường nhập lậu từ Thái Lan được bán với giá thấp hơn từ 2 đến 3 nghìn đồng. Việc liên tục thua lỗ trong các niên vụ vừa qua khiến nhiều hộ dân đang có ý định chuyển sang trồng loại cây khác. Tuy nhiên, việc chuyển đổi cũng có rất nhiều vấn đề khiến nhiều hộ dân băn khoăn.

Bước đầu doanh nghiệp trong nước sẽ gặp phải vô vàn khó khăn do phải cạnh tranh với đường ngoại giá rẻ. Nếu theo đúng lộ trình cam kết của ATIGA, kể từ ngày 1/1/2020, mặt hàng đường từ các nước trong khối ASEAN vào Việt Nam sẽ được xóa bỏ hạn ngạch nhập khẩu, thuế suất áp dụng ở mức 5%. Khi đó giá đường trong nước sẽ tiệm cận với giá đường thế giới.

Song song với thách thức luôn là cơ hội khi dân số Việt Nam đang tiếp tục tăng trưởng, nhu cầu đường của người Việt Nam còn rất lớn và dự báo sẽ tăng lên 2,1 - 2,2 triệu tấn vào năm 2025.  Nếu chuẩn bị cho mình một hướng đi phù hợp, thí đây sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp mía đường trong nước chuyển mình.

Ông Phạm Vũ Kha – GĐ nhà máy mía đường Sóc Trăng nói: “ATIGA cũng như một cuộc sát hạch, nếu nhà máy hoặc công ty nào đó có chủ trương và vùng nguyên liệu tốt để ổn định sản xuất thì mới trụ lại được. Với công ty tôi, trước mắt kêu gọi đầu tư vào vùng nguyên liệu là chính. Nói thật, phía công ty không đủ nguồn vốn dồi dào để đầu tư nên rất cần sự hỗ trợ của chính phủ, có những chính sách để hỗ trợ cho các doanh nghiệp mía đường trong nước”.

Theo nhận định của các chuyên gia, để tránh “thua ngay trên sân nhà” khi thực thi ATIGA thì ngành mía đường cần tái cơ cấu phù hợp thực tiễn sản xuất, cần đẩy mạnh sản xuất sản phẩm sau đường như phân hữu cơ vi sinh, điện sinh khối, xăng sinh học… để tăng lợi nhuận và cạnh tranh sòng phẳng với ngành mía đường thế giới.

Kim Ngọc 

Bình luận

Nổi bật

Ông Nguyễn Cảnh Anh được bầu làm Chủ tịch HĐQT Eximbank

Ông Nguyễn Cảnh Anh được bầu làm Chủ tịch HĐQT Eximbank

sự kiện🞄Thứ bảy, 27/04/2024, 15:26

(CL&CS) - Ngày 26/4, HĐQT Eximbank đã thông qua nghị quyết chính thức bầu ông Nguyễn Cảnh Anh, thành viên HĐQT giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ VII (2020-2025) thay cho bà Đỗ Hà Phương.

NCB ghi nhận tín hiệu kinh doanh tích cực trong quý I/2024

NCB ghi nhận tín hiệu kinh doanh tích cực trong quý I/2024

sự kiện🞄Thứ bảy, 27/04/2024, 08:50

(CL&CS) - Kết thúc quý I/2024, hoạt động kinh doanh chính của NCB có nhiều tín hiệu tích cực, huy động vốn và cho vay khách hàng tăng trưởng khả quan cho thấy niềm tin của khách hàng vào NCB ngày một tăng.

Năm 2024: Sacombank đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

Năm 2024: Sacombank đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 23:12

(CL&CS) - Ngày 26/4/2024, Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 của Sacombank đã thông qua kết quả năm 2023 và kế hoạch năm 2024 với mục tiêu “Tăng tốc hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả trên nền tảng số” cùng với kỳ vọng tái cơ cấu thành công trước thời hạn.