Ngành bia rượu, nước giải khát lao đao mùa cao điểm

(NTD) - Nghị định 100 và sau đó là dịch Covid-19, khiến lượng tiêu thụ bia rượu, nước giải khát giảm từ 40-50% ngay trong mùa cao điểm Tết, lễ hội (tháng 1-3/2020). Hậu quả sẽ còn kéo dài và ảnh hưởng xấu đến một số ngành cung ứng khác, đặc biệt là người lao động.

Chưa xong Nghị định 100, đến Covid-19

Các phân tích mới nhất của CTCP Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) và CTCP Chứng khoán SSI dự đoán lượng tiêu thụ ngành công nghiệp bia rượu, nước giải khát sẽ giảm từ 10-20% trong năm 2020. Sản lượng tiêu thụ 2 tháng cao điểm mùa lễ Tết đầu năm 2020 của một số doanh nghiệp giảm từ 40-50%. Nhà hàng, quán ăn cũng ghi nhận lượng khách giảm đến 80% so với cùng kỳ năm 2019.

Nguyên nhân của việc sụt giảm này theo Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA) là do những quy định khắt khe của Nghị định 100 trong bối cảnh phương tiện công cộng còn hạn chế, 70-80% người dân vẫn đang sử dụng xe máy làm phương tiện chính tham gia giao thông. Công tác tuyên truyền vẫn còn hạn chế.

Và trong khi ngành này vẫn đang loay hoay tuyên truyền, tìm lối ra thì dịch Covid-19 bùng phát, người dân hạn chế tụ tập ăn uống, hàng quán đóng cửa hàng loạt... lại kéo ngành bia rượu, nước giải khát vốn ảm đạm, càng ảm đạm hơn. Lượng tiêu thụ tiếp tục giảm sâu.

Trước những khó khăn của ngành, mới đây VBA đã có văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ một số vấn đề tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong ngành.

Hiệp hội kiến nghị Chính phủ xem xét giảm một số loại thuế, phí và hoãn đề xuất tăng một số loạt thuế trong thời gian tới. Hiệp hội cũng đề nghị Chính phủ có chính sách hỗ trợ khuyến khích các doanh nghiệp và các tổ chức cá nhân nghiên cứu, đề xuất các giải pháp sản xuất sản phẩm có độ cồn thấp hoặc không có cồn để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng và quy định pháp luật Việt Nam.

Đặc biệt liên quan đến Nghị định 100, hiệp hội kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các cơ quan nghiên cứu, đề xuất sửa đổi một số quy định về xử phạt vi phạm hành chính sao cho phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam và thông lệ quốc tế. Hiệp hội này cho rằng mức xử phạt như hiện nay là quá cao đối với thu nhập bình quân của người Việt. Đặc biệt là mức xử phạt đối với người điều khiển xe máy, phương tiện phổ biến nhất tại Việt Nam, cũng như các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa hẻo lánh - nơi phương tiện giao thông công cộng còn hạn chế.

Kéo theo nhiều ngành khác

Theo các chuyên gia, những đề xuất của VBA là có căn cứ và Chính phủ cần xem xét để sớm có phương hướng hỗ trợ cho ngành, bảo đảm đi vào sản xuất phát triển ổn định. Nếu để kéo dài khó khăn thì sự đi xuống của ngành này sẽ còn kéo theo hàng loạt khó khăn cho các ngành cung ứng khác.

Điển hình nhất, việc sản lượng tiêu thụ giảm ảnh hưởng đến công ăn việc làm của hàng triệu lao động trong ngành từ sản xuất, kinh doanh đến dịch vụ ăn uống, du lịch... Sản lượng tiêu thụ giảm, buộc các nhà máy sản xuất phải cắt giảm công nhân, vì vậy nguy cơ mất việc của người lao động là rất cao trong thời gian tới.

Ngoài ra, ngành bia rượu, nước giải khát còn tiêu thụ một lượng lớn sản phẩm nông nghiệp như gạo, đường, trái cây. Lượng tiêu thụ của ngành này giảm sẽ kéo giá thành nông sản đi xuống do cung thừa cầu.

Không những vậy, với việc đóng góp cho ngân sách hơn 60 ngàn tỷ đồng mỗi năm thì kết quả kinh doanh èo uột của ngành sẽ kéo giảm các khoản thuế, phí nộp về ngân sách Nhà nước trong năm 2020.

Trước thực tế trên, đại diện VBA mong rằng Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ ngành để tiếp tục phát triển bền vững, góp phần phục vụ nhu cầu người tiêu dùng trong nước, đóng góp cho kim ngạch xuất khẩu, ngăn chặn các hoạt động kinh doanh bất hợp pháp. Đồng thời, hiệp hội cũng mong muốn tiếp tục phát triển để đóng góp nguồn thu lớn cho ngân sách, thể hiện trách nhiệm xã hội của ngành trong thời gian tới.

Theo dự báo, việc giảm lượng tiêu thụ bia rượu, nước giải khát có thể dẫn đến giảm nguồn thu ngân sách Nhà nước khoảng 30 ngàn tỷ đồng trong năm 2020. Bao gồm việc giảm các khoản đóng góp từ doanh nghiệp sản xuất bia, rượu và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ có liên quan đến bia, rượu.
Ngành bia rượu, nước giải khát hiện sử dụng khoảng trên 220 ngàn lao động trực tiếp và nhiều lao động gián tiếp. Thực tế, nếu tính cả trực tiếp và gián tiếp, lượng lao động của ngành lên đến hàng triệu người. Vì vậy, khi lượng tiêu thụ đi xuống, nguy cơ ảnh hưởng đến các vấn đề an sinh xã hội của người lao động là rất lớn.

 Nguyễn Hải Sâm

 

Bình luận

Nổi bật

Ông Nguyễn Cảnh Anh được bầu làm Chủ tịch HĐQT Eximbank

Ông Nguyễn Cảnh Anh được bầu làm Chủ tịch HĐQT Eximbank

sự kiện🞄Thứ bảy, 27/04/2024, 15:26

(CL&CS) - Ngày 26/4, HĐQT Eximbank đã thông qua nghị quyết chính thức bầu ông Nguyễn Cảnh Anh, thành viên HĐQT giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ VII (2020-2025) thay cho bà Đỗ Hà Phương.

NCB ghi nhận tín hiệu kinh doanh tích cực trong quý I/2024

NCB ghi nhận tín hiệu kinh doanh tích cực trong quý I/2024

sự kiện🞄Thứ bảy, 27/04/2024, 08:50

(CL&CS) - Kết thúc quý I/2024, hoạt động kinh doanh chính của NCB có nhiều tín hiệu tích cực, huy động vốn và cho vay khách hàng tăng trưởng khả quan cho thấy niềm tin của khách hàng vào NCB ngày một tăng.

Năm 2024: Sacombank đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

Năm 2024: Sacombank đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 23:12

(CL&CS) - Ngày 26/4/2024, Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 của Sacombank đã thông qua kết quả năm 2023 và kế hoạch năm 2024 với mục tiêu “Tăng tốc hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả trên nền tảng số” cùng với kỳ vọng tái cơ cấu thành công trước thời hạn.