Nếu không có chương trình phục hồi kinh tế toàn diện thì sẽ chậm và nhiều đau đớn
(CL&CS) - Chưa có bao giờ nguy như hiện nay. Đất nước đang cần một chương trình phục hồi, thúc đẩy kinh tế toàn diện ở tầm quốc gia với sự chỉ đạo, tham gia của các cơ quan ở tầm cao nhất.
TS.Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương trả lời phỏng vấn của Tạp chí Chất lượng và cuộc sống.
Thủ tướng đã chỉ đạo phải xây dựng kịch bản kế hoạch phục hồi kinh tế, quan điểm của ông về kế hoạch phục hồi này?
Cả nền kinh tế, kinh tế thực, cả sức dân, sức doanh nghiệp, trạng thái sức khoẻ, trạng thái vật chất, tinh thần của toàn xã hội đã và đang bị tác động mạnh từ đại dịch nên phải có chương trình phục hồi kinh tế rất toàn diện ở tầm quốc gia với sự tham gia chỉ đạo, xây dựng của các cơ quan hoạch định ở tầm cao nhất là Bộ Chính trị, Quốc hội và Chính phủ.
Mục tiêu của Chương trình là thúc đẩy phục hồi kinh tế, sinh kế của người dân và doanh nghiệp, sau đó thúc đẩy tăng trưởng. Chương trình phục hồi này có để sẽ có những thay đổi một số nội dung trong Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025 đã được thông qua. Mục tiêu của Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, có thể giữ nguyên nhưng cần những biện pháp và giải pháp mạnh mẽ, khác biệt hơn nhiều những giải giáp biện pháp đã xây dựng trong kế hoạch và đang thực hiện.
Thời hạn thực hiện chương trình phục hồi này không quá ba năm. Chương trình này thành sẽ là nền tảng quan trọng cho việc thực hiện Kế hoạch 5 năm 2021-2025 và giai đoạn 5 năm tiếp theo.
Theo tôi, có thể tính tới việc thành lập Ủy ban Phục hồi - Phát triển kinh tế để xây dựng ngay những đạo luật, chính sách cần thiết cho sự phục hồi.
Nội dung của kế hoạch phục hồi này như thế nào, thưa ông?
Như tôi đã nói, tình hình cho thấy đang cần một chương trình phục hồi toàn diện tầm quốc gia chứ không chỉ là một kế hoạch phục hồi.
Nội dung của chương trình phục hồi kinh tế này cần tập trung vào 4 trụ cột chính:
Một là, thực hiện từng bước mở cửa lại các hoạt động sản xuất, kinh doanh, mở cửa nền kinh tế. Giai đoạn này chỉ nên kéo dài khoảng 6 tháng. Không chỉ mở cửa bên trong mà cả mở cửa với bên ngoài. Đây phải là nhiệm vụ hàng đầu và chương trình này gắn với độ phủ vaccine, vaccine là quyết định.
Đầu tiên là mở cửa cho những dịch vụ thiết yếu hàng ngày, và từng bước mở cửa tiếp. Cùng với đó là hỗ trợ giúp đỡ doanh nghiệp từng bước mở cửa.
Hai là, phát triển hạ tầng, gồm cả hạ tầng truyền thống và kinh tế số, gắn với đầu tư công. Phải chấp nhận bội chi ngân sách để thực hiện nhanh các dự án hạ tầng kết nối, từ đó “bơm máu” cho nền kinh tế...
Các dự án có trong quy hoạch, đã được phê duyệt trong kế hoạch trung hạn 2021-2025 cần được triển khai ngay như sân bay Long Thành. Các dự án đầu tư kết nối vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đường vành đai 3-4, các đường cao tốc đã có trong kế hoạch 21-25 kết nối TP HCM với Tây Ninh, Đà Lạt, Bình Phước đến Tây Nam bộ Bà Rịa- Vũng Tàu ra Ninh Thuận. Phải dồn vốn dồn sức tập trung vào các vùng đó cả đường bộ và đường thuỷ. Đồng thời xây dựng 2 trung tâm logistics ở Vũng Tàu và Hải Phòng – Quảng Ninh. Những dự án này có thể làm ngay được.
Ba là, hỗ trợ để giúp doanh nghiệp phục hồi, đồng thời khuyến khích thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư ngành nghề mới, lĩnh vực mới, tạo năng lực mới…
Bốn là, cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh.
Đặc biệt, theo tôi, nếu chúng ta không tận dụng thời điểm này để có kịch bản phục hồi và thúc đẩy kinh tế một cách quyết liệt, với cách làm khác biệt, lấy hiệu quả làm thước đo, chấp nhận rủi ro chính sách..., thì chúng ta rất có thể sẽ tụt hậu xa hơn. Những gì chúng ta đang nhìn thấy là thế giới đang vượt lên rất nhanh bởi những thay đổi quản trị, khoa học, công nghệ...
Vâng, cả người dân và doanh nghiệp đang suy kiệt và chịu những tổn thất rất nặng nề. Vậy hỗ trợ doanh nghiệp như thế nào?
Các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp sẽ gồm cả các giải pháp trước mắt, để tồn tại trước. Nhưng khi xây dựng kịch bản phục hồi cho nền kinh tế, sẽ phải nhìn vào những doanh nghiệp có thể đứng lên, vượt lên, những doanh nghiệp mới sẽ xuất hiện.
Phải đặt 2 song song mục tiêu kiểm soát dịch và phục hồi kinh tế song song, xác định đúng như Chính phủ đã đặt ra là mục tiêu kép. Ưu tiên trước mắt là vắc-xin và và mở cửa kinh tế, tạo thuận lợi nhất cho người dân, đừng đặt thêm những lệnh hành chính...
Để mở cửa, cần có những hướng dẫn cụ thể về kinh doanh an toàn, sản xuất an toàn. Cùng với đó là hướng dẫn tổ chức thực hiện, bố trí nguồn lực và cơ chế giám sát, phản hồi, với mục đích các chính sách hỗ trợ tổ chức sản xuất - kinh doanh phải được ráo riết thực hiện một cách triệt để, làm tới đâu gọn gàng, hiệu quả tới đó.
Việc hỗ trợ doanh nghiệp cần được thực hiện mạnh mẽ hơn vì tổn thất của doanh nghiệp hiện tại là chưa bao giờ có. Với doanh nghiệp đang tạm ngừng, khó khăn, thì cần hỗ trợ thanh khoản, hỗ trợ doanh nghiệp trong vùng dịch tiếp cận vốn.
Chính phủ, địa phương, các bộ, ngành sẽ đồng hành với các doanh nghiệp trong từng ngành, lĩnh vực để tháo gỡ rào cản, tháo bỏ các loại quy định gây ách tắc lưu thông, giảm tối đa các loại chi phí, không đặt thêm các mệnh lệnh hành chính... Thời gian giãn, hoãn có thể kéo dài đến hết năm 2023, thậm chí cả năm 2024 để doanh nghiệp có thêm nguồn vốn dành cho phục hồi.
Dành sự hỗ trợ ưu tiên các doanh nghiệp khu công nghiệp, doanh nghiệp ngành hàng thiết yếu, các làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu, đóng góp cho xuất khẩu.
Tư duy ngăn sông cấm chợ như vừa rồi phải bỏ đi, phải tạo ra sự luân chuyển hàng hoá thống nhất thông suốt thuận lợi dễ dàng. Đồng thời với đó những gì liên quan đến phí trong hoạt động luân chuyển này thì giảm hoặc miễn luôn. Có thể xem xét miễn giảm thuế suất thuế VAT để vừa hỗ trợ doanh nghiệp, vừa thúc đẩy tiêu dùng.
Chưa có bao giờ nguy như hiện nay, tổn thất và khó khăn đối với doanh nghiệp trong thời gian dịch bệnh vừa rồi là chưa từng có và trên diện rộng.
Nếu không có một chương trình phục hồi, thúc đẩy kinh tế một cách toàn diện, thì phục hồi sẽ rất chậm và nhiều đau đớn.
Cảm ơn TS.Nguyễn Đình Cung đã trả lời phỏng vấn.
Nếu chúng ta không tận dụng thời điểm này để có kịch bản phục hồi và thúc đẩy kinh tế một cách quyết liệt, với cách làm khác biệt, lấy hiệu quả làm thước đo, chấp nhận rủi ro chính sách. TS.Nguyễn Đình Cung |
(Bài/loạt bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 84/NQ - CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)
Lương Hà Linh thực hiện
- ▪Bình tĩnh để chống dịch, duy trì sản xuất và phục hồi kinh tế
- ▪Thủ tướng Phạm Minh Chính: Kiểm soát tốt dịch bệnh là yếu tố quyết định phục hồi kinh tế
- ▪Phục hồi kinh tế phải song hành với cải cách thể chế kinh tế
- ▪Ban Nghiên cứu và Phát triển Kinh tế tư nhân (Ban IV) tiếp tục kiến nghị giải pháp sản xuất an toàn trong làn sóng Covid-19
Bình luận
Nổi bật
Khuyến nông gắn với du lịch nông nghiệp, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững
sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 14:11
(CL&CS) - Vừa qua, tại Hòa Bình, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình tổ chức Diễn đàn nông nghiệp chủ đề: “Khuyến nông gắn với du lịch nông nghiệp, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững”.
Tập trung triển khai các giải pháp đồng bộ, bứt phá trong giải ngân vốn đầu tư công
sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 09:03
(CL&CS) - Các bộ, cơ quan, địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới mức trung bình của cả nước tập trung chỉ đạo, đôn đốc, tăng cường hơn nữa trách nhiệm của người đứng đầu trong giải ngân vốn đầu tư công. Các bộ, cơ quan, địa phương được Thủ tướng Chính phủ giao bổ sung kế hoạch năm 2024, khẩn trương thực hiện phân bổ chi tiết cho các nhiệm vụ, dự án, phấn đấu giải ngân 100% kế hoạch vốn mới được bổ sung.
Chính phủ sẽ xây dựng cơ chế đặc thù về kinh tế báo chí
sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 08:21
(CL&CS) - Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, trong quy hoạch báo chí, có một nội dung rất quan trọng là Nhà nước tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm cho 6 cơ quan báo chí chủ lực để trở thành sức mạnh truyền thông; đồng thời trong quá trình sửa luật theo hướng, Chính phủ sẽ xây dựng cơ chế đặc thù về kinh tế báo chí cho các cơ quan báo chí chủ lực.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.