Thứ sáu, 10/09/2021, 19:46 PM

Bình tĩnh để chống dịch, duy trì sản xuất và phục hồi kinh tế

(CL&CS) - Cả xã hội đều phải chấp nhận sống chung với Covid để có kế hoạch sống, sản xuất song song với covid lâu dài. Chính phủ cần sớm có kế hoạch phục hồi kinh tế. Doanh nghiệp cơ cấu lại thị trường và sản phẩm, hướng về thị trường nội nhiều hơn. Người tiêu dùng cũng thay đổi,hướng tới tiện ích, chất lượng và công dụng, dùng hàng Việt Nam thay vì chọn thương hiệu.

Theo TS. Nguyễn Đức Kiên, Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng. “Đại dịch là có người chết, còn sống chung với Covid, tức là coi nó như bệnh cúm mùa, như bệnh sởi… bởi vì cũng như các bệnh đó luôn có virus tiềm ẩn đâu đó và ta phải khống chế không để nó phát thành dịch”.

Cần một kế hoạch sống, làm việc song song với chống dịch

Chúng ta phải chấp nhận sống chung với Covid để có kế hoạch sống, sản xuất song song với covid lâu dài. Và cần sớm có kế hoạch phục hồi kinh tế. Nhà nước, doanh nghiệp và người dân cần đồng lòng, thấu hiểu và cùng nhau chia sẻ những khó khăn tập trung chống dịch và duy trì sản xuất kinh doanh”, TS.Nguyễn Đức Kiên nói. 

TS.Nguyễn Đức Kiên: Chúng ta cần xác định phải sống chung với Covid

TS.Nguyễn Đức Kiên: Chúng ta cần xác định phải sống chung với Covid

Nhà nước thì tập trung chống dịch, chấp nhận ngân sách giảm thu, tăng bội chi để trong năm 2021 - 2022, thậm chí có thể kéo dài sang nửa đầu năm 2023 để có nguồn lực chống dịch và hỗ trợ người dân duy trì cuộc sống, gia tăng các chính sách an sinh xã hội không để người dân rơi vào vòng xoáy khủng hoảng, ông Kiên nói.

Đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, giữ được lao động, duy trì sản xuất, giữ được thị trường. Không để đứt gãy chuỗi cung ứng. Mất lao động mất thị trường là doanh nghiệp phá sản.

Với những địa phương đang là vùng xanh phải thực hiện đúng chỉ đạo của Thủ tướng, tức là phòng dịch nhưng mà phải mở cửa để lưu thông kinh tế phát triển, để giao lưu hàng hóa, không để đứt gãy. Bây giờ mà lưu thông đứt gãy là rất gay go. Và thời điểm này lại là cơ hội để Việt Nam cơ cấu lại kinh tế.

Người dân chấp nhận cuộc sống bị ảnh hưởng, thu nhập giảm sút, đời sống khó khăn, tích lũy suy giảm hoặc không còn tích lũy nhưng sẽ sớm có cuộc sống bình thường trở lại khi dịch bệnh sớm được kiểm soát khi đó cuộc sống sẽ được cải thiện. 

Về phía doanh nghiệp, Tổ trưởng Tổ tư vấn cho biết ông đã nhận thấy những sự thay đổi, chấp nhận sống chung khi họ chấp nhận thà lỗ còn hơn bị phá sản để duy trì hoạt dộng, giữ người lao động, giữ đơn hàng, giữ thị trường.

“Nhiều doanh nghiệp ở các ngành hàng, và rõ nhất là doanh nghiệp dệt may họ đang chọn cách này, chấp nhận lỗ nhiều hơn là phá sản”, TS.Nguyễn Đức Kiên nói. Để giữ được hợp đồng, giao được hàng đúng thời hạn, giữ thị trường, nhiều doanh nghiệp dệt may chấp nhận chi phí sản xuất tăng cao, thực hiện 3 tại chỗ, chấp nhận giao nhận nguyên liệu, giao hàng đi bằng máy bay chi phí với chi phí gấp bốn năm lần chuyển bằng đường thủy.

Nhiều doanh nghiệp đã nhanh nhạy, tận dụng cơ hội để phát triển các sản phẩm phù hợp với điều kiện thực tế, đáp ứng yêu cầu người dân. Có những sự nhanh nhạy chuyển hướng của doanh nghiệp không chỉ giúp chính doanh nghiệp mình tồn tại, giúp doanh khác bán được hàng và nhu cầu sống của người dân được đảm bảo.

Đơn cử như khi nhiều nơi thực hiện giãn cách trong nhiều ngày, có doanh nghiệp đã nhanh chóng ứng dụng công nghệ đóng gói khí cải tiến để kéo dài thời gian bảo quản thực phẩm. Với công nghệ này, thịt lợn có thể giữ được 7-11 ngày. Hay hệ thống máy bán thực phẩm thông minh, có chức năng hâm nóng trước khi xuất cho người mua được triển khai…

Những doanh nghiệp vốn xuất khẩu là chủ yếu như:  Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, hay May 10… vừa nỗ lực duy trì sản xuất đáp ứng các đơn hàng xuất khẩu vừa  đẩy mạnh hơn vạo thị trường nội địa, phục vụ người tiêu dùng trong nước. Nhiều doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa cũng ưu tiên hàng trong nước, việc vận động ủng hộ hàng cứu trợ những nơi bị phong tỏa, cách ly cũng được sử dụng hàng Việt.

Về phía người tiêu dùng, do hoàn cảnh thay đổi, hàng Việt Nam trở thành lựa chọn. Và đây cũng là cơ hội cho hàng Việt. Bên cạnh đó sau nhiều năm, cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã dần làm thay đổi nhận thức, tâm lý của các doanh nghiệp cung ứng cũng như người tiêu dùng.

 Và trong bối cảnh dịch bệnh, người dân đã thay đổi thói quen tiêu dùng, hướng tới tiện ích, chất lượng và công dụng sản phẩm ưu tiên chọn dùng hàng Việt Nam thay vì chọn thương hiệu.

Kế hoạch phục hồi 

Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng nhấn mạnh rằng, cần phải có kế hoạch sống, và làm việc song song với chống dịch và cũng cần sớm có kế hoạch phục hồi.

Theo ông, trước mắt tạm đặt mục tiêu tăng trưởng sang một bên để lo chặn đà suy giảm kinh tế trước đồng thời phải xây dựng kế hoạch phục hồi kinh tế. Không thể đợi đến khi hết dịch, loại bỏ hết virus khỏi cộng đồng rồi mới cho cuộc sống và các hoạt động kinh tế trở lại bình thường.

TS.Nguyễn Đức Kiên mong rằng kế hoạch phục hồi kinh tế phải được bắt tay xây dựng ngay từ bây giờ để muộn nhất là ở Kỳ họp Quốc hội thứ 3, kế hoạch này được Quốc hội phê duyệt. Vị Tổ trưởng Tổ tư vấn của Thủ tướng nói.

Trong kế hoạch này, cần có các nội dung, phương án cụ thể về đầu tư công, về bội chi ngân sách, nợ công,để bảo đảm an sinh xã hội, thúc đẩy đầu tư, tiêu dùng, hỗ trợ doanh nghiệp và cần cả các giải pháp đột phá cho nền kinh tế ngoài những biện pháp mà Quốc hội và các Nghị quyết của Đảng đã cho phép. 

Mất lao động mất thị trường là doanh nghiệp phá sản. Doanh nghiệp nào còn sản xuất, có thị trường cần được hỗ trợ hết sức

Mất lao động mất thị trường là doanh nghiệp phá sản. Doanh nghiệp nào còn sản xuất, có thị trường cần được hỗ trợ hết sức

Kế hoạch phục hồi nên được xây dựng theo 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1: chặn đà suy giảm kinh tế - từ nay đến tháng 6/2022 triển khai chiến lược văc-xin để đến tháng 6/2022 cơ bản đạt miễn dịch cộng đồng, đồng thời tập trung chặn đà suy giảm kinh tế. Chỉ khi đã được miễn dịch cộng đồng, cơ bản kiểm soát được dịch bệnh thì nền kinh tế mới đi lên được. 

Giai đoạn 2: đẩy nhanh phục hồi kinh tế - từ tháng 7/2022 sẽ triển khai các giải pháp đẩy nhanh phục hồi kinh tế, mà trọng tâm vẫn là đầu tư, là sản xuất và ưu tiên cho nông nghiệp.

Kiểm soát tốt dịch bệnh là yếu tố quyết định phục hồi kinh tế ưu tiên cao nhất cho việc sớm kiểm soát dịch bệnh, nhưng cần có sự hài hòa. Không thể để doanh nghiệp bị dừng hoạt động vì sự thiếu thống nhất giữa các địa phương, giữa các bộ ngành.  Doanh nghiệp nào còn có thể hoạt động, còn có thể sản xuất được, đang có thị trường thì cần được hỗ trợ hết sức. TS.Nguyễn Đức Kiên nhấn mạnh.

(Bài/loạt bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 84/NQ - CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ). 

Hà Linh Lan

Bình luận

Nổi bật

Khuyến nông gắn với du lịch nông nghiệp, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

Khuyến nông gắn với du lịch nông nghiệp, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 14:11

(CL&CS) - Vừa qua, tại Hòa Bình, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình tổ chức Diễn đàn nông nghiệp chủ đề: “Khuyến nông gắn với du lịch nông nghiệp, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững”.

Tập trung triển khai các giải pháp đồng bộ, bứt phá trong giải ngân vốn đầu tư công

Tập trung triển khai các giải pháp đồng bộ, bứt phá trong giải ngân vốn đầu tư công

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 09:03

(CL&CS) - Các bộ, cơ quan, địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới mức trung bình của cả nước tập trung chỉ đạo, đôn đốc, tăng cường hơn nữa trách nhiệm của người đứng đầu trong giải ngân vốn đầu tư công. Các bộ, cơ quan, địa phương được Thủ tướng Chính phủ giao bổ sung kế hoạch năm 2024, khẩn trương thực hiện phân bổ chi tiết cho các nhiệm vụ, dự án, phấn đấu giải ngân 100% kế hoạch vốn mới được bổ sung.

Chính phủ sẽ xây dựng cơ chế đặc thù về kinh tế báo chí

Chính phủ sẽ xây dựng cơ chế đặc thù về kinh tế báo chí

sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 08:21

(CL&CS) - Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, trong quy hoạch báo chí, có một nội dung rất quan trọng là Nhà nước tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm cho 6 cơ quan báo chí chủ lực để trở thành sức mạnh truyền thông; đồng thời trong quá trình sửa luật theo hướng, Chính phủ sẽ xây dựng cơ chế đặc thù về kinh tế báo chí cho các cơ quan báo chí chủ lực.