Thứ bảy, 28/10/2023, 12:41 PM

Năng lượng tái tạo có thể đáp ứng nhu cầu điện ngày càng tăng của Việt Nam

(CL&CS) - Năng lượng tái tạo và đặc biệt là năng lượng mặt trời được coi là sự lựa chọn rẻ nhất để Việt Nam đáp ứng nhu cầu về điện ngày càng tăng.

Trong 4 năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ trong quá trình chuyển đổi carbon thấp và bây giờ đang ở thời điểm quan trọng. Tuy nhiên, ngành Điện nước ta vẫn phải tăng cường nỗ lực phát triển nhằm đảm bảo an ninh năng lượng và khả năng chi trả của người tiêu dùng.

5

Theo báo cáo mới nhất của BloombergNEF, năng lượng mặt trời quy mô tiện ích đã rẻ hơn so với việc xây dựng mới các nhà máy điện than và khí đốt ở Việt Nam. Chi phí điện quy dẫn (LCOE) – thước đo tài chính được các nhà phát triển và nhà đầu tư sử dụng – cho một dự án năng lượng mặt trời quy mô tiện ích mới ở Việt Nam đang dao động từ 53 - 105 USD/MWh, so với mức 84 - 104 USD/MWh đối với tua bin khí chu trình hỗn hợp và 75 - 94 USD/MWh cho một nhà máy điện than.

Bất chấp khả năng cạnh tranh về chi phí của năng lượng tái tạo, Việt Nam đang xem xét xây dựng thêm nhiều nhà máy điện than và khí đốt trong thập kỷ này với giả định rằng các nhà máy điện có thể chạy bằng nhiên liệu sạch hơn như hydro hoặc amoniac bắt đầu từ giữa những năm 2030.

Phân tích của BloombergNEF cho thấy, việc cải tạo các nhà máy nhiệt điện để đốt trộn những nhiên liệu này sẽ không kinh tế hơn việc mở rộng quy mô năng lượng tái tạo. Một nhà máy năng lượng mặt trời quy mô tiện ích đã có chi phí rẻ hơn chi phí vận hành các nhà máy nhiệt điện hiện có. Điều tương tự sẽ xảy ra với điện gió trên bờ vào đầu những năm 2030.

Đến năm 2030, năng lượng mặt trời kết hợp với pin sẽ đạt được LCOE rẻ hơn so với các nhà máy nhiệt điện mới, trong khi điện gió trên bờ kết hợp với pin cũng sẽ trở nên rẻ hơn vào nửa đầu những năm 2030.

Các loại nguồn điện hybrid này không thể điều động được như điện than hoặc khí đốt nên không thể bật, tắt khi cần thiết, nhưng chúng mang lại khả năng điều động cao hơn so với chỉ sử dụng năng lượng tái tạo. Chính vì thế, các nguồn điện này có thể giúp Việt Nam đạt được tỷ lệ năng lượng sạch cao hơn.

Ngành Điện lực Việt Nam đã xác định mục tiêu dài hạn là giảm dần việc sử dụng than để sản xuất điện vào những năm 2040 và đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Việc thực hiện mục tiêu này đang phải đối mặt với những thách thức phát sinh từ tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và nhu cầu năng lượng ngày càng tăng ở nước ta.

Trong hoàn cảnh nói trên, năng lượng tái tạo và đặc biệt là năng lượng mặt trời được coi là sự lựa chọn rẻ nhất để Việt Nam đáp ứng nhu cầu về điện ngày càng tăng.

Thiện Phúc

Bình luận

Nổi bật

Hướng dẫn ghi nhãn và xác định các yêu cầu về đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn

Hướng dẫn ghi nhãn và xác định các yêu cầu về đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn

sự kiện🞄Thứ tư, 24/04/2024, 08:55

(CL&CS) - Sáng ngày 22/4, Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Đà Nẵng tổ chức Hội nghị tập huấn “Hướng dẫn ghi nhãn và xác định các yêu cầu về đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn” nhằm phổ biến kiến thức pháp luật, cung cấp thông tin về nhãn hàng hoá, các yêu cầu về đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn bao gồm: ghi nhãn, yêu cầu kỹ thuật đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn.

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo giúp cải thiện hương vị bia

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo giúp cải thiện hương vị bia

sự kiện🞄Thứ hai, 22/04/2024, 08:36

(CL&CS) - Các nhà nghiên cứu ở Bỉ đã sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để cải tiến hương vị bia, tuy nhiên họ nhận định kỹ thuật của người nấu bia vẫn đóng vai trò rất quan trọng.

Xây dựng, số hoá và quản lý dữ liệu sản phẩm OCOP Nghệ An

Xây dựng, số hoá và quản lý dữ liệu sản phẩm OCOP Nghệ An

sự kiện🞄Thứ hai, 22/04/2024, 08:36

(CL&CS) - Mới đây, sở Khoa học và Công nghệ Nghệ An tổ chức Hội thảo nghiệm thu, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ "Hỗ trợ xây dựng hồ sơ và quản lý dữ liệu sản phẩm OCOP, số hoá sản phẩm và xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc theo chuỗi giá trị sản phẩm OCOP".