Thứ sáu, 23/07/2021, 09:33 AM

Mỹ phẩm, đồ gia dụng chứa chất độc hại không phân hủy PFAS nguy hiểm thế nào?

(CL&CS) - Theo các nhà nghiên cứu, nếu sử dụng phải mỹ phẩm, đồ gia dụng chứa hóa chất không phân hủy PFAS có khả năng gây ung thư, bệnh thận.

Mỹ phẩm chứa chất độc hại PFAS có khả năng gây ung thư

Một nghiên cứu trên nhiều loại mỹ phẩm mới đây cho thấy hầu hết các loại mascara không trôi, son nước và kem nền dạng lỏng kiểm nghiệm đều có chỉ số về những "hóa chất không phân hủy" liên quan đến ung thư.

Các nhà nghiên cứu đã kiểm nghiệm 231 sản phẩm mỹ phẩm từ các cửa hàng và thương hiệu ở Mỹ và Canada. Khoảng một nửa số đó có lượng fluorine cao, từ đó các nhà khoa học phát hiện ra sự hiện diện của nhóm hóa chất độc hại PFAS.

Hiện có hàng nghìn chất per- và polyfluoroalkyl (PFAS), nhưng chỉ một phần nhỏ trong số chúng đã được kiểm nghiệm độc tính. Tất cả PFAS đều do con người tạo ra và phân hủy chậm trong môi trường và cơ thể. Vì không bị phân hủy, các chất này có thể tích tụ trong nước và thức ăn, lưu lại trong cơ thể và gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe.

6-hau-qua-khi-lam-dung-my-pham-len-lan-da-tuoi-teen-4-1200x900

Tiếp xúc với hai loại PFAS được nghiên cứu nhiều nhất là PFOA và PFOS, có liên quan với tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư, cân nặng sơ sinh thấp, các vấn đề về tuyến giáp và hệ miễn dịch.

Các nhà nghiên cứu đã sàng lọc PFAS trong mỹ phẩm để hiểu rõ hơn về cách các hóa chất xâm nhập vào cơ thể cũng như nước thải. Họ phát hiện ra rằng hơn ba phần tư số mascara không trôi, gần hai phần ba số kem nền và son nước, và hơn một nửa sản phẩm trang điểm mắt và môi có hàm lượng fluorine cao, cho thấy sự hiện diện của PFAS. Điều này cũng dễ hiểu vì một số sản phẩm này thường được quảng cáo là không thấm nước hoặc lâu trôi. PFAS có thể được sử dụng để mang lại đặc tính này.

Nhóm nghiên cứu đã chọn 29 sản phẩm có hàm lượng fluorine cao để phân tích thêm, và tất cả chúng đều được phát hiện có chứa ít nhất bốn PFAS đáng lo ngại.

Theo các nhà nghiên cứu, mặc dù những người dùng son môi có thể nuốt tới vài kg son trong đời, nhưng các sản phẩm trang điểm ít được quản lý chặt chẽ hơn so với thực phẩm và dược phẩm.

Gần 90% các sản phẩm có hàm lượng fluorine cao - bao gồm cả 29 sản phẩm được xác nhận là có chứa PFAS - không ghi PFAS trên nhãn thành phần. Vì người tiêu dùng không thể làm gì nhiều để tránh PFAS không ghi trên nhãn, các tác giả nghiên cứu đang kêu gọi chính phủ đẩy mạnh.

Một số nghị sĩ Mỹ đã trình đưa Đạo luật không PFAS trong mỹ phẩm ra trước quốc hội để cấm PFAS trong các sản phẩm trang điểm và chăm sóc cá nhân.

"Thực tế là khoảng một nửa số sản phẩm mà chúng tôi đã kiểm nghiệm không có hàm lượng fluorine cao và dường như không có PFAS, cho thấy có thể sản xuất mỹ phẩm mà không cần những hóa chất này, vì vậy không quá khó để ngừng sử dụng chúng," các nhà nghiên cứu kêu gọi.

Chất PFAS trong đồ gia dụng có nguy cơ gây bệnh thận

Hợp chất PFAS là thành phần có trong hộp đựng thực phẩm, thuốc tẩy, vải không thấm nước... gây bệnh thận, ung thư. Thế giới có khoảng 850 triệu người bị bệnh thận, gấp đôi số bệnh nhân tiểu đường và gấp 20 lần số người bệnh ung thư. Phần lớn bệnh nhân thận phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn khi đã suy thận nặng. Xét nghiệm đơn giản nhất giúp phát hiện sớm bệnh thận là tổng phân tích nước tiểu.

Tuần lễ Thận học ở Mỹ đã công bố kết quả nghiên cứu hợp chất polyfluoroalkyl (PFAS) có trong môi trường sống bị ô nhiễm gây hại cho thận. Đây là các hợp chất không phân hủy sinh học được dùng để nhuộm, bôi trơn trong sản phẩm tiêu dùng như dệt may, giấy, đóng gói thực phẩm. PFAS được sản xuất và sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp trên toàn cầu từ những năm 1940. Hợp chất này rất bền trong môi trường và cơ thể người, không bị phá vỡ và sẽ tích lũy theo thời gian.

Các nghiên cứu trước đây cho thấy PFAS ảnh hưởng đến sức khỏe con người như gây bệnh lý ung thư, bệnh lý tuyến giáp, tăng cholesterol máu, tác dụng trên hệ miễn dịch và trẻ sơ sinh bị nhẹ cân.

Thận là cơ quan rất nhạy cảm, dễ bị tổn thương, nhất với các độc chất từ môi trường. Các chất này đi vào máu và được lọc qua thận. Các nhà khoa học phát hiện có mối liên hệ chặt chẽ giữa PFAS và các bệnh lý thận như suy giảm độ lọc cầu thận, tổn thương ống thận và ung thư thận. Trẻ em dễ bị tổn thương thận do PFAS hơn so với người lớn.

Do đó, theo các nhà nghiên cứu để phòng bệnh thận do PFAS, cần giữ gìn sạch sẽ môi trường sống, không thải các chất độc hại dùng trong công nghiệp, nông nghiệp chưa qua xử lý vào môi trường.

Kiểm soát chặt chẽ hàm lượng PFAS trong nước sinh hoạt, đặc biệt là ở những khu vực khai thác nước gần nhà máy sản xuất, bãi rác, nhà máy xử lý nước thải. Ngưng sản xuất và kiểm soát việc sử dụng hóa chất PFAS trong công nghiệp, nông nghiệp.

Xem kỹ nguồn gốc sản xuất của sản phẩm, bao bì đóng gói. Hạn chế sử dụng sản phẩm có thể chứa hóa chất PFAS như thực phẩm đóng gói, các loại vải không thấm nước, các đồ dùng không dính như teflon, chất đánh bóng, sáp, các loại sơn...

Theo VietQ

Bình luận

Nổi bật

Phổ biến tiêu chuẩn quốc gia về mực in nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm

Phổ biến tiêu chuẩn quốc gia về mực in nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm

sự kiện🞄Thứ năm, 16/05/2024, 07:19

(CL&CS)- Sáng 14/5 tại Hà Nội, Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam (VSQI) đã tổ chức Hội nghị Phổ biến tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13928:2023 về các yêu cầu chung đối với mực in sử dụng trên bao bì thực phẩm.

Truy xuất nguồn gốc là 'chìa khóa' khởi tạo niềm tin cho người tiêu dùng

Truy xuất nguồn gốc là 'chìa khóa' khởi tạo niềm tin cho người tiêu dùng

sự kiện🞄Thứ hai, 13/05/2024, 20:21

(CL&CS) - Hiện nay, tình trạng hàng giả, hàng nháy ngày càng xuất hiện nhiều trên thị trường và trở thành nỗi lo đối với người tiêu dùng. Chính vì vậy, việc truy xuất nguồn gốc hiện được các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp tăng cường áp dụng. Qua đó, góp phần bảo vệ thương hiệu, uy tín của sản phẩm và tạo sự tin tưởng cho khách hàng.

Dán tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Dán tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủ công mỹ nghệ

sự kiện🞄Thứ bảy, 11/05/2024, 19:44

(CL&CS)- Việc sử dụng tem truy xuất nguồn gốc thể hiện sự chuyên nghiệp và cam kết về chất lượng sản phẩm của cơ sở sản xuất, từ đó góp phần nâng cao uy tín thương hiệu.