Chủ nhật, 21/01/2024, 21:37 PM

Mong manh cơ hội tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ năm 2024

(CL&CS) - Một bài xã luận gần đây của tờ Financial Times phản ánh tâm lý lạc quan phổ biến rằng “sau màn thể hiện kiên cường năm nay, rất có thể thực tế năm tới cũng sẽ tốt hơn mong đợi”.

Goldman Sachs dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ ở mức 2,6% năm 2024 .

Goldman Sachs dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ ở mức 2,6% năm 2024 .

Sự lạc quan hiện nay hoàn toàn trái với những dự đoán ảm đạm thống trị giai đoạn trước khi bước vào năm 2023. Thời điểm đó, Bloomberg Economics khẳng định 100% nước Mỹ sẽ rơi vào suy thoái.

Dù các ngân hàng trung ương có tác động đáng kể đến niềm tin thị trường nhưng tác động của chúng đối với kết quả kinh tế thực tế vẫn còn hạn chế. Các chính sách cực kỳ ôn hòa của họ trong những năm 2010 đã giúp nền kinh tế toàn cầu phát triển, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng chung vẫn ở mức thấp đáng thất vọng. Việc chuyển sang chính sách tiền tệ thắt chặt hơn vào năm 2022, từng được dự đoán sẽ dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp cao hơn và tăng trưởng chậm chạp hơn, đã khiến tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ kết thúc năm 2023 ở mức thấp đáng kể là 3,7% và tốc độ tăng trưởng hàng năm trong quý 3/2023 tăng tốc lên 4,9%. Những diễn biến này cho thấy chỉ riêng các chính sách của ngân hàng trung ương có thể không đủ để tạo ra động lực tăng trưởng cần thiết nhằm chống chọi với những bất lợi mà kinh tế toàn cầu đối mặt.

Thực tế, khó có thể tìm thấy một nền kinh tế có hệ thống sẵn sàng cho sự tăng trưởng đột phá vào năm 2024. Một lần nữa, các nhà bình luận dường như đang hy vọng vào chủ nghĩa ngoại lệ kinh tế của Mỹ. Mọi thứ đã tiến triển trong năm qua. Tiết kiệm hộ gia đình trong thời kỳ đại dịch Covid-19 thấp hơn và nợ cao hơn đóng vai trò như những trở ngại đối với nền kinh tế linh hoạt và kiên cường đáng kể của Mỹ. Hơn nữa, việc tăng lãi suất gần đây có thể sẽ tiếp tục hạn chế các khoản thế chấp mới của hộ gia đình, các công ty đang phải đối mặt với hàng núi nợ doanh nghiệp dự kiến sẽ đáo hạn vào năm 2025 và các tổ chức phi ngân hàng có đòn bẩy tài chính cao đang phải giải quyết các khoản lỗ của họ.

Môi trường địa chính trị hiện tại cũng không có lợi cho tăng trưởng mạnh mẽ. Hậu quả của xung đột Israel-Hamas ngày 7/10/2023 đã thách thức hy vọng ngăn chặn cuộc khủng hoảng, trong khi căng thẳng ở Biển Đỏ làm gián đoạn thương mại toàn cầu. Ngoài ra, các nền dân chủ phương Tây và nhiều nước đang phát triển sẽ đối mặt với các cuộc bầu cử quan trọng vào năm 2024.

Trong hoàn cảnh này, cơ hội tăng trưởng toàn cầu mạnh mẽ vào năm 2024 dường như rất mong manh. Tuy nhiên, có hai cách để giảm thiểu các mối nguy. Đầu tiên, các nhà hoạch định chính sách cần tiến hành các cuộc cải tổ lớn về chính sách kinh tế, tập trung vào cải cách cơ cấu nhằm nuôi dưỡng động lực tăng trưởng và năng suất trong tương lai. Thứ hai, cộng đồng quốc tế cần làm tốt hơn nữa để chấm dứt những cuộc xung đột tại Trung Đông trước khi căng thẳng lan rộng và gây ra bất ổn địa chính trị.

Theo Tạp chí Hải quan

Bình luận

Nổi bật

TS. Trần Du Lịch: Dòng vốn “chảy” vào kinh tế sẽ tạo ra sức bật lớn

TS. Trần Du Lịch: Dòng vốn “chảy” vào kinh tế sẽ tạo ra sức bật lớn

sự kiện🞄Thứ năm, 13/03/2025, 21:09

(CL&CS)-Theo TS. Trần Du Lịch, tăng trưởng năm nay phụ thuộc rất lớn vào dòng vốn tín dụng. Ngân hàng Nhà nước dự kiến tăng 16% tổng dư nợ tín dụng, tương đương khoảng 2,5 triệu tỷ đồng. Lượng tiền này bơm vào nền kinh tế sẽ tạo ra sức bật lớn cho tổng cầu.

Hà Nội thêm 2 huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Hà Nội thêm 2 huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

sự kiện🞄Thứ ba, 11/03/2025, 14:53

(CL&CS)- Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Quyết định số 564 và Quyết định số 565/QĐ-TTg về việc công nhận huyện Thanh Oai và huyện Đông Anh của TP Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Xuất khẩu thủy sản tăng trưởng ấn tượng

Xuất khẩu thủy sản tăng trưởng ấn tượng

sự kiện🞄Thứ ba, 11/03/2025, 07:59

(CL&CS) - Mặc dù có nhiều biến đọng về thị trường, song xuất khẩu thủy sản tăng trưởng ấn tượng, với trên 42% trong tháng 2/2025.