Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt
Thứ hai, 30/09/2024, 07:57 AM

Mạng lưới hợp tác sản xuất và tiêu dùng bền vững nông sản: Giúp các doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm

(CL&CS) - Chương trình kết nối “Mạng lưới liên kết hợp tác sản xuất và tiêu dùng bền vững trong chuỗi ngành chế biến nông sản năm 2024” tổ chức có quy mô 80 gian hàng trưng bày nhiều sản phẩm thuộc ngành chế biến nông sản khác nhau đến từ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

Hướng tới chào mừng 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), vừa qua, tại Hà Nội, Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với UBND quận Hà Đông tổ chức Chương trình Kết nối “Mạng lưới liên kết hợp tác sản xuất và tiêu dùng bền vững trong chuỗi ngành chế biến nông sản năm 2024”.

z5873753455109_63971ed6c01659255e045949397ffd20

Các đại biểu cắt băng khai trương sự kiện

Phát biểu khai mạc sự kiện, ông Vương Đình Thanh - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp, Sở Công Thương Hà Nội cho biết, thực hiện Quyết định số 889/QĐ-TTg ngày 24/06/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030, UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn Thành phố Hà Nội tại Quyết định số 4052/QĐ-UBND ngày 11/9/2020 với mục tiêu thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững theo hướng tiếp cận vòng đời sản phẩm, đẩy mạnh liên kết trong các khâu từ khai thác tài nguyên, nhiên liệu, nguyên vật liệu đến sản xuất, phân phối, tiêu dùng và thải bỏ, tái sử dụng và tái chế trong các công đoạn của vòng đời sản phẩm; sử dụng hiệu quả tài nguyên, nhiên liệu, nguyên vật liệu, giảm thiểu phát sinh chất thải, thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững.

z5873709800117_192e2161ae3ad3c23dba4309018fe926

Chương trình nhằm hỗ trợ các cơ sở sản xuất kinh doanh thúc đẩy sản xuất, phát triển bền vững và ổn định

Năm 2024, Thành phố đã chỉ đạo Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã triển khai xây dựng mạng lưới liên kết hợp tác sản xuất và tiêu dùng bền vững trong chuỗi theo các ngành, nhằm giới thiệu, phổ biến các công nghệ, mô hình dịch vụ, các kênh phân phối, mạng lưới mua hàng xanh, các chuỗi cung ứng bền vững đáp ứng yêu cầu của các nhà nhập khẩu quốc tế, kết nối chuỗi giá trị trong sản xuất, tiêu dùng.

Chương trình kết nối “Mạng lưới liên kết hợp tác sản xuất và tiêu dùng bền vững trong chuỗi ngành chế biến nông sản năm 2024” tổ chức có quy mô 80 gian hàng trưng bày nhiều sản phẩm thuộc ngành chế biến nông sản khác nhau đến từ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

Chương trình nhằm hỗ trợ các cơ sở sản xuất kinh doanh thúc đẩy sản xuất, phát triển bền vững và ổn định; giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, giảm chi phí đầu vào cho vòng đời sản phẩm; thúc đẩy mạng lưới liên kết hợp tác sản xuất và tiêu dùng bền vững; thúc đẩy lối sống bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, phát triển kinh tể tuần hoàn trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

Đây là cơ hội để các cơ sở sản xuất, đơn vị kinh doanh quảng bá, giới thiệu sản phẩm tiêu biểu phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu. Chương trình mở ra triển vọng kết nối các chuỗi sản xuất, kích cầu tiêu dùng trong nước, thiết thực hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh quảng bá sản phẩm, kích cầu tiêu dùng, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.

Tại sự kiện Ban tổ chức đã trao chứng nhận một số đơn vị, cá nhân có thành tích tham gia “Mạng lưới liên kết hợp tác sản xuất và tiêu dùng bền vững trong chuỗi ngành chế biến nông sản Thành phố Hà Nội, năm 2024”.

Với mong muốn xây dựng Thủ đô sáng, xanh, sạch, đẹp, văn minh, thiết thực, phát triển bền vững; trong những năm qua Thành phố Hà Nội luôn quan tâm và chỉ đạo Sở Công Thương cũng như các sở, ngành khác tổ chức nhiều chương trình, hoạt động hỗ trợ, đồng hành cùng với các doanh nghiệp, người tiêu dùng như: Kết nối mạng lưới sản xuất và tiêu dùng bền vững; sản xuất sạch hơn trong công nghiệp, tư vấn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế...

Sản xuất và tiêu dùng bền vững đang từng bước thay đổi mô hình sản xuất và tiêu dùng theo hướng nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn tài nguyên và năng lượng; tăng cường sử dụng các nguyên vật liệu, năng lượng tái tạo, sản phẩm thân thiện môi trường; giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải; duy trì tính bền vững của hệ sinh thái tại tất cả các khâu trong vòng đời sản phẩm từ khai thác, cung ứng nguyên liệu đến sản xuất chế biến, phân phối, tiêu dùng và thải bỏ sản phẩm.

Chế biến nông sản là một mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm. Những năm gần đây, công nghiệp chế biến nông sản của Hà Nội đã có những bước phát triển đáng ghi nhận. Hiện nay, Hà Nội có 2.689 cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông, lâm, thủy sản, trong đó có 400 cơ sở hoạt động trong lĩnh vực chế biến. Hằng ngày, các cơ sở này cung cấp một lượng lớn thực phẩm đã qua chế biến cho người tiêu dùng.

Cùng với việc đầu tư công nghệ chế biến sâu, doanh nghiệp chế biên nông sản trên địa bàn đã thay đổi nhận thức về quản lý và giám sát an toàn thực phẩm trong toàn bộ quy trình sản xuất. Hiện tại, công nghiệp chế biến nông sản đã và đang giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động ở khu vực nông thôn, đóng góp không nhỏ trong việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp Thủ đô.

Mặt khác, để nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp và giải quyết tình trạng nông sản ùn ứ khi vào vụ thu hoạch, Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, chế biến, truy xuất nguồn gốc nông sản, hướng tới mục tiêu trở thành một trong những trung tâm chế biến nông sản sâu, phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu. Các doanh nghiệp cần tổ chức liên kết sản xuất trong chuỗi giá trị sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm để nâng cao khả năng cung cấp nguyên liệu cho khâu chế biến, bảo đảm đủ số lượng, chất lượng, ổn định mặt hàng. Các cơ quan chức năng giám sát quá trình sản xuất, thu hoạch, bảo quản; lựa chọn các doanh nghiệp “đầu tàu” có đủ năng lực về vốn, khoa học công nghệ, thị trường… để dẫn dắt chuỗi liên kết.

Chương trình Kết nối triển vọng sẽ mang đến các cơ sở sản xuất, nhà phân phối và người tiêu dùng cái nhìn cụ thể hơn về Mạng lưới sản xuất và tiêu dùng bền vững, thể hiện sự đồng hành của Thành phố Hà Nội cùng người dân Thủ đô thúc đẩy hành động sản xuất và tiêu dùng bền vững nhằm sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, giảm ô nhiễm môi trường.

Chương trình thể hiện nỗ lực cũng như cam kết của thành phố Hà Nội trong việc luôn tích cực, chủ động hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp trong việc tháo gỡ khó khăn thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh. Thành phố Hà Nội kêu gọi các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, phân phối và người tiêu dùng tiếp tục đăng ký tham gia Mạng lưới sản xuất và tiêu dùng bền vững nhằm sử dụng có trách nhiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên.

Tùng Lộc

Bình luận

Nổi bật

Hội chợ Làng nghề lần thứ 20 năm 2024: Hội tụ tinh hoa văn hóa dân tộc với hàng trăm sản phẩm nông sản Việt

Hội chợ Làng nghề lần thứ 20 năm 2024: Hội tụ tinh hoa văn hóa dân tộc với hàng trăm sản phẩm nông sản Việt

sự kiện🞄Thứ năm, 03/10/2024, 15:29

(CL&CS) - Hội chợ Làng nghề lần thứ 20 năm 2024 là sự kiện thường niên của ngành nông nghiệp do Bộ NN-PTNT chỉ đạo Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp tổ chức, đơn vị phối hợp tổ chức gồm Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường; Văn phòng điều phối Nông thôn mới Trung ương; Cục Kinh tế hợp tác và PTNT (Bộ NN-PTNT).

Mạng lưới hợp tác sản xuất và tiêu dùng bền vững nông sản: Giúp các doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm

Mạng lưới hợp tác sản xuất và tiêu dùng bền vững nông sản: Giúp các doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm

sự kiện🞄Thứ hai, 30/09/2024, 07:57

(CL&CS) - Chương trình kết nối “Mạng lưới liên kết hợp tác sản xuất và tiêu dùng bền vững trong chuỗi ngành chế biến nông sản năm 2024” tổ chức có quy mô 80 gian hàng trưng bày nhiều sản phẩm thuộc ngành chế biến nông sản khác nhau đến từ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

Bộ Công Thương: Ưu tiên điều tiết hàng hoá thiết yếu cho người dân vùng bão, lũ

Bộ Công Thương: Ưu tiên điều tiết hàng hoá thiết yếu cho người dân vùng bão, lũ

sự kiện🞄Thứ hai, 16/09/2024, 12:09

(CL&CS) - Bộ Công Thương vừa ban hành Công điện gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố; các đơn vị trực thuộc Bộ; Tập đoàn Điện lực Việt Nam; thương nhân, hiệp hội ngành hàng sản xuất, kinh doanh các loại hàng hóa về cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3 (Yagi).