LPBank muốn đổi tên từ Bưu điện Liên Việt thành Lộc Phát Việt Nam

(CL&CS) - Sau phương án đổi tên thành Ngân hàng Bưu điện Việt Nam được công bố trước đó, LPBank vừa bổ sung thêm phương án Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam.

Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank) vừa bổ sung tài liệu đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 được tổ chức vào 17/4 tại Ninh Bình.

Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank) vừa bổ sung tài liệu đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 được tổ chức vào 17/4 tại Ninh Bình.

Trong tài liệu được LPBank công bố trước đây, ngân hàng muốn đổi tên từ Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt (Lien Viet Post Joint Stock Commercial Bank) thành Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post Joint Stock Bank). Tên giao dịch đổi từ Ngân hàng Bưu điện Liên Việt thành Ngân hàng Bưu điện Việt Nam.

Mới đây, ngày 12/4/2024, ngân hàng này bổ sung thêm phương án đổi tên thành Ngân hàng Thương mại cổ phần Lộc Phát Việt Nam (Lộc Phát Joint Stock Commercial Bank). Tên giao dịch đổi từ Ngân hàng Bưu điện Liên Việt thành Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam.

Trong hai phương án đổi tên nêu trên, phương án Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam có thể dễ được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận hơn vì Ngân hàng Bưu điện Việt Nam sẽ gây hiểu nhầm của ngành bưu điện trong khi Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (VNPost) đang thực hiện thoái vốn khỏi LPBank.

Năm 2023, LPBank ghi nhận 7.039 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, vượt 17% kế hoạch và tăng 24% so với năm 2022.

Tại thời điểm cuối năm 2023, LPBank đạt 382.863 tỷ đồng tổng tài sản, tăng 17% so với đầu năm. Huy động vốn thị trường 1 đạt 285.342 tỷ đồng, tăng 13,7%; Tín dụng thị trường 1 đạt 275.453 tỷ đồng, tăng 16,8%.

Về kế hoạch phân phối lợi nhuận năm 2023, sau khi trích lập các quỹ, lợi nhuận sau thuế còn lại của năm 2023 là 4.236 tỷ đồng và lợi nhuận còn lại của các năm trước 109 tỷ đồng, ngân hàng sẽ không chia cổ tức.

Tuy nhiên, LPBank sẽ thực hiện chào bán 800 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá không thấp hơn 10.000 đồng/cổ phiếu, tỷ lệ 31,3%, để tăng vốn điều lệ từ 25.576 tỷ đồng lên 33.576 tỷ đồng.

Nguồn vốn thu được dự kiến 8.000 tỷ đồng được ngân hàng cho vay trong lĩnh vực nông thôn, tiêu dùng, thương mại, công nghiệp chế biến, chế tạo… gồm cho vay ngắn hạn 4.528 tỷ đồng và cho vay dài hạn 3.472 tỷ đồng.

Kế hoạch kinh doanh năm 2024, LPBank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 10.500 tỷ đồng, tăng 49,2% so với năm trước.

Ngân hàng cũng đặt kế hoạch vào thời điểm 31/12/2024, chỉ tiêu tổng tài sản đạt 427.260 tỷ đồng, tăng 11,6% so với đầu năm; huy động thị trường 1 đạt 317.380 tỷ đồng, tăng 11,2%; tín dụng thị trường 319.140 tỷ đồng, tăng 15,9%.

HĐQT LPBank cho biết, năm 2024 là năm bản lề cho kế hoạch phát triển của ngân hàng giai đoạn 2024-2028, chuyển đổi mô hình, chuyển đổi số, nâng cao năng lực quản trị rủi ro, nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ, phát triển nguồn nhân lực để hướng tới việc phát triển ngân hàng theo mô hình chuyên nghiệp nhằm mục tiêu “tăng trưởng mạnh mẽ, hiệu quả toàn diện”.

Năm nay, LPBank trình đại hội phê duyệt tổng mức thù lao cho HĐQT và BKS năm 2024 là 50 tỷ đồng. Năm 2023, thù lao của HĐQT và BKS được phê duyệt ở mức 50 tỷ đồng nhưng thực chi chỉ 17,13 tỷ đồng.

Hành trình 16 năm của LPBank

Tiền thân của LPBank là Ngân hàng TMCP Liên Việt (LienVietBank) được thành lập vào 28/3/2008 với vốn điều lệ ban đầu là 3.300 tỷ đồng gồm các cổ đông sáng lập: Công ty TNHH Thương mại Him Lam (nay là CTCP Him Lam), Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (Satra), CTCP Dịch vụ hàng không Tân Sơn Nhất (Sasco).

Năm 2011, LienVietBank đổi tên thành Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) do có sự tham gia góp vốn của VNPost bằng giá trị của Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện và vốn góp thêm bằng tiền mặt. Hiện nay, VNPost là cổ đông lớn nhất của ngân hàng này với tỷ lệ sở hữu 6,54%.

Năm 2021, ngân hàng có sự chuyển giao giữa nhóm cổ đông cũ Him Lam của ông Dương Công Minh, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) và nhóm cổ đông mới mà đại diện là ông Nguyễn Đức Thụy. Sau đó, ông Nguyễn Đức Thụy đảm nhận chức vụ Chủ tịch HĐQT, em của ông là Nguyễn Văn Thùy đảm nhận chức vụ Phó Chủ tịch HĐQT LPBank.

Ngày 12/5/2023, Ngân hàng Nhà nước cho phép LienVietPostBank đổi tên viết tắt thành LPBank.

Hiện nay, LPBank có hệ sinh thái “chính thống” gồm ngân hàng, công ty chứng khoán - CTCP Chứng khoán LPBank (LPBankS) - tiền thân là CTCP Chứng khoán Liên Việt (LVS), công ty bảo hiểm - Tổng CTCP Bảo hiểm LPBank (LPI) - tiền thân là Tổng CTCP Bảo hiểm Xuân Thành.

Bình luận

Nổi bật

ĐHĐCĐ VPBank thông qua kế hoạch kinh doanh 2024, bầu bổ sung 2 thành viên HĐQT

ĐHĐCĐ VPBank thông qua kế hoạch kinh doanh 2024, bầu bổ sung 2 thành viên HĐQT

sự kiện🞄Thứ hai, 29/04/2024, 20:46

(CL&CS) - Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 của VPBank vừa được tổ chức sáng 29/4/2024 tại Hà Nội đã nhất trí thông qua tờ trình kế hoạch kinh doanh 2024, chia cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 10% và bầu bổ sung hai thành viên HĐQT.

Vietbank trả cổ tức bằng cổ phiếu, tỷ lệ 25%, tăng vốn lên 7.139 tỷ đồng

Vietbank trả cổ tức bằng cổ phiếu, tỷ lệ 25%, tăng vốn lên 7.139 tỷ đồng

sự kiện🞄Thứ hai, 29/04/2024, 13:56

(CL&CS) - Tăng vốn điều lệ là một trong những điều kiện quan trọng trong việc tiếp tục củng cố năng lực tài chính, từng bước nâng cao vị thế và khả năng cạnh tranh của Vietbank trên thị trường.

Ông Nguyễn Cảnh Anh được bầu làm Chủ tịch HĐQT Eximbank

Ông Nguyễn Cảnh Anh được bầu làm Chủ tịch HĐQT Eximbank

sự kiện🞄Thứ bảy, 27/04/2024, 15:26

(CL&CS) - Ngày 26/4, HĐQT Eximbank đã thông qua nghị quyết chính thức bầu ông Nguyễn Cảnh Anh, thành viên HĐQT giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ VII (2020-2025) thay cho bà Đỗ Hà Phương.