Lại đề xuất đánh thuế “người giàu”

(NTD) - Tại hội thảo lấy ý kiến sửa 5 luật thuế do Bộ Tài chính và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức mới đây, luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Công ty Luật Basico, đề xuất Bộ Tài chính cần có thêm quy định đánh thuế đối với tiền gửi nói chung, tiền gửi tiết kiệm nói riêng tại các tổ chức tín dụng khi vượt một mức nhất định. Đối tượng bị đánh thuế là hướng đến các khoản lãi tiền gửi ngân hàng từ vài tỷ đồng trở lên.

30
 

Đánh thuế tiền lãi

Theo quy định Luật Thu nhập cá nhân hiện nay, cá nhân thu một đồng lãi từ việc cho vay hay được chia cổ tức đều bị đánh thuế 5%. Trong khi đó, thu lãi tiền gửi ngân hàng thì không phải nộp thuế, dù thu lãi hàng trăm triệu đồng đến hàng tỷ đồng là chưa hợp lý.

Ý kiến lần này của ông Đức muốn tập trung vào những món tiền gửi lớn (có thể là tiền gửi tiết kiệm, hợp đồng tiền gửi, mua trái phiếu...) vốn mang về khoản thu nhập lãi hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ đồng. Một khi lãi tiết kiệm lên tới tiền tỷ thì nên được nhìn nhận như một khoản đầu tư tương tự đầu tư chứng khoán, bất động sản.

Do đó, luật sư Trương Thanh Đức đề xuất đánh thuế khoản thu nhập lãi tiền gửi ngân hàng vượt 2 lần mức khởi điểm chịu thuế thu nhập cá nhân, tức là khoảng 108 triệu đồng/năm như hiện nay và dự kiến theo đề xuất Bộ Tài chính là 240 triệu đồng từ năm 2019.

Theo ông Đức, đối với số tiền gửi nhỏ của người thu nhập thấp miễn thì đúng, giống như miễn thuế thu nhập cá nhân cho người dưới 9 triệu đồng không phải đánh thuế. Còn người gửi tiền tầm 3 tỷ đồng trở lên phải đánh thuế. Mặt bằng đánh thuế 5% như thu nhập cá nhân là bình thường, tốt cho xã hội, góp phần dịch chuyển đồng tiền vào đầu tư kinh doanh thay vì chỉ gửi ngân hàng.

Đây không phải là lần đầu tiên có ý kiến đề xuất đánh thuế lãi tiền gửi tiết kiệm, trước đó cũng đã từng có đề xuất như vậy. Năm 2013, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM từng đưa ra đề xuất đánh thuế thu nhập với những khoản tiền gửi tiết kiệm 1 tỷ đồng trở lên và cho rằng, những người đổ tiền vào đầu tư sản xuất, kinh doanh, tạo công ăn việc làm cho xã hội, chịu đủ các loại thuế, lợi nhuận không được bao nhiêu, thậm chí bị lỗ nặng nhưng vẫn phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp, còn những người có sổ tiết kiệm hàng trăm tỷ đồng gửi ngân hàng ung dung hưởng lợi lãi suất bình quân 6-7% trở lên mà không phải đóng một đồng tiền thuế nào.

Thuế chồng thuế?

Có ý kiến cho rằng, hiện nay, hầu hết thu nhập của người dân đều bị điều chỉnh bằng nhiều sắc thuế khác nhau. Số tiền tiết kiệm được, nếu đánh thuế lần nữa sẽ chẳng khác nào là thuế chồng thuế và quá tận thu.

Ví dụ: Người đi làm công ăn lương có thu nếu thu nhập vượt quá 9 triệu đồng với người độc thân, 12,6 triệu đồng có người phụ thuộc, thì sẽ phải đóng thuế thu nhập cá nhân. Như vậy, sau khi người đi làm công ăn lương này đã đóng đầy đủ thuế, họ tích cóp được một số tiền để gửi ngân hàng, mà lại bị đánh thuế thì khác gì thuế chồng thuế.

Không chỉ vậy, về đề xuất đánh thuế gửi tiết kiệm ngân hàng, nhiều lãnh đạo ngân hàng cho biết họ tỏ ra lo ngại đề xuất này sẽ gây ảnh hưởng lớn đến hệ thống ngân hàng trong việc huy động vốn, vốn là nguồn mạch sống của các ngân hàng, qua đó gây tác động tiêu cực lên nền kinh tế.

Do đó, việc đánh thuế lãi tiền gửi tiết kiệm sẽ khiến nguồn huy động vốn của ngân hàng dễ bị tổn thương, đẩy toàn bộ hệ thống vào cuộc chạy đua về lãi suất huy động, điều này quay trở lại áp lực lên các doanh nghiệp do lãi suất cho vay buộc phải tăng theo. Các doanh nghiệp nội địa vốn đã khó khăn lại chồng chất thêm khó khăn.

Và nếu thu nhập của nhà băng giảm, hoặc chi phí của nhà băng tăng lên vì thuế tiền lãi tiết kiệm, cả hai điều này đều khiến tiền thuế nhà băng đóng cho Bộ Tài chính giảm đi, tức, mong muốn tăng thu của Bộ Tài chính không thành.

Chuyên gia kinh tế, luật sư - tiến sĩ Bùi Quang Tín - CEO Trường Doanh nhân Bizlight, phân tích việc đánh thuế tiền gửi, lãi tiết kiệm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các hệ thống ngân hàng. Bởi tổng tài sản của các ngân hàng thương mại, phần lớn từ 80-90% là từ nguồn huy động vốn.

Theo đó, nếu đánh thuế tiền gửi, lãi tiết kiệm thì người dân chuyển sang kênh đầu tư khác như chứng khoán, bất động sản, kinh doanh, hoặc giữ vàng, giữ USD… Do vậy, việc đánh thuế này sẽ có nguy cơ khiến nguồn tiền từ huy động vốn sẽ bị giảm đi.

Ngoài ra, không chỉ ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng mà còn làm méo mó thị trường tài chính, gây khó khăn cho việc quản lý cho các cơ quan Nhà nước. Điều đáng nói không chỉ khó quản lý về thuế mà nhiều ngân hàng sẽ tìm cách này hay cách khác để hỗ trợ người gửi tiền sao không bị đánh thuế.

 Mai Trinh

_NTD_So 111_In_Page_09
 

 

Bình luận

Nổi bật

Phạm Hồng Hải, cựu CEO HSBC Việt Nam giữ chức Quyền Tổng Giám đốc OCB từ 6/5/2024

Phạm Hồng Hải, cựu CEO HSBC Việt Nam giữ chức Quyền Tổng Giám đốc OCB từ 6/5/2024

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 20:23

(CL&CS) - HĐQT của Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) vừa bổ nhiệm ông Phạm Hồng Hải (sinh 1974) giữ chức Quyền Tổng Giám đốc OCB với thời hạn 12 tháng kể từ 6/5/2024.

Hàng nghìn doanh nghiệp bất động sản tham gia “đường đua”, thị trường đang thực sự sôi động trở lại?

Hàng nghìn doanh nghiệp bất động sản tham gia “đường đua”, thị trường đang thực sự sôi động trở lại?

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 15:16

Thị trường bất động sản đang có nhiều dấu hiệu tích cực khi làn sóng môi giới, doanh nghiệp thành lập mới đều tăng rõ rệt trong thời gian gần đây. Đây được coi là những tín hiệu cho thấy thị trường bất động sản đang trên con đường sôi động trở lại.

Chính phủ đề xuất đưa Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở có hiệu lực trước 6 tháng

Chính phủ đề xuất đưa Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở có hiệu lực trước 6 tháng

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 15:15

Mặc dù Quốc hội thông qua Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở từ cuối năm ngoái và sẽ có hiệu lực vào 1/1/2025, tuy nhiên Chính phủ đang đề xuất đưa hai luật này vào thực tế từ 1/7 tới, nghĩa là sớm hơn 6 tháng.