Thứ sáu, 09/04/2021, 13:58 PM

Kiên trì với cải cách dài hơi để giảm thiểu rủi ro trong tương lai

(CL&CS) - Việt Nam sẽ tiếp tục nổi lên như một điểm sáng đáng tự hào về phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững hơn, hiệu quả hơn… Đó là kỳ vọng mà PGS.TS.Tô Trung Thành (Trưởng phòng Quản lý khoa học - Trường Đại học Kinh tế quốc dân - NEU) bày tỏ khi trả lời phỏng vấn của Tạp chí Chất lượng và cuộc sống.

Việt Nam đã trả qua cả một năm 2020 và quý I năm 2021 trong tác động nặng nề của đại dịch COVID-19 nhưng đã nổi lên là một điểm sáng đáng tự hào trong số vài điểm sáng hiếm hoi có tăng trưởng dương trên bản đồ kinh tế thế giới. Nhưng phía sau sự thành công về tốc độ tăng trưởng đó, chất lượng và hiệu quả tăng trưởng ra sao?

Cho dù trong tháng 1 và tháng 2 vừa qua, Việt Nam lại có thêm đợt dịch COVID-19 thứ 3  bùng phát ở nhiều địa phương nhưng Việt Nam đã kiểm soát tốt dịch bệnh và về kinh tế, cả quý I/2021 tốc độ tăng GDP vẫn đạt mức 4,48%. Và nhìn lại năm 2020, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng GDP đạt 2,91 % và nổi lên là một điểm sáng hiếm hoi có tăng trưởng dương trên bản đồ kinh tế thế giới và đã thuộc nhóm các nước có mức tăng trưởng cao nhất thế giới năm 2020.

PGS.TS.Tô Trung Thành (Trưởng phòng Quản lý khoa học - Trường Đại học Kinh tế quốc dân - NEU)

PGS.TS.Tô Trung Thành (Trưởng phòng Quản lý khoa học - Trường Đại học Kinh tế quốc dân - NEU)

Bên cạnh những thành công đáng tự hào về chống dịch và phát triển kinh tế - xã hội, Việt Nam ta cũng tiếp tục có được những cải thiện đáng kể về chất lượng và hiệu quả tăng trưởng. Nhưng những kết quả này vẫn xa mục tiêu và kỳ vọng. Chất lượng tăng trưởng của Việt Nam dù có cải thiện, nhưng còn chậm và ở mức thấp so với khu vực và trên thế giới.

 Trong ấn phẩm nghiên cứu Đánh giá kinh tế Việt Nam thường niên năm 2020 của NEU vừa công bố có nhận định rằng : “Cũng như nhiều năm gần đây, chất lượng tăng trưởng của Việt Nam còn nhiều điểm đáng để lưu ý và vẫn chủ yếu dựa vào tăng trưởng theo chiều rộng”.

Vâng, ông có thể nói rõ về thực trạng chất lượng và hiệu quả tăng trưởng của Việt Nam hiện nay?

Về hiệu quả tăng trưởng, trong những năm gần đây, đóng góp của TFP vào tăng trưởng GDP cũng có những cải thiện đáng kể. Mức tăng trưởng năng suất lao động cũng cải thiện đáng kể và năm 2020 có mức tăng trưởng NSLĐ khá cao: 5,4%  - nhưng mức tăng này vẫn thấp hơn so với nhiều nước trong khu vực vàv chưa đủ nhanh để có thể thu hẹp khoảng cách với các quốc gia khác. NSLĐ của ta thấp hơn Singapore 26 lần, thấp hơn 7 lần so với Malaysia thấp hơn Trung Quốc 4 lần, thấp hơn 3 lần so với Thái Lan. Thậm chí NSLĐ của ta còn  tụt hậu so với Nhật Bản 60 năm, Malaysia 40 năm và Thái Lan 10 năm.

Bên cạnh đó, hệ số hiệu quả sử dụng vốn (ICOR) vẫn ở mức cao trên 6 và so với năm 2016 thì “không có sự cải thiện đáng kể”.

Về cơ cấu kinh tế, sau nhiều năm thực hiện tái cơ cấu nhưng đến nay, thì cơ cấu ngành theo GDP vẫn còn lạc hậu so với mức trung bình của nhóm nước thu nhập trung bình thấp.

Về đổi mới sáng tạo, Việt Nam được đánh giá là một nền kinh tế đạt được nhiều thành tựu về đổi mới sáng tạo trong 10 năm qua và nằm trong nhóm nước có mức đổi mới sáng tạo cao hơn so với mức thu nhập. Tuy nhiên, Việt Nam còn yếu về thể chế, chất lượng nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng dẫn đến xếp hạng về Đổi mới sáng tạo đầu vào chưa được cải thiện.

Việt Nam cũng thuộc nhóm các quốc gia chưa sẵn sàng cho cuộc Cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0. Công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) ngày càng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nhưng ở Việt Nam đóng góp của ICT chưa nhiều và cũng chưa cho thấy có dấu hiệu bứt phá.

Về năng lực cạnh tranh, năm 2019, chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam đứng thứ 67/141 nền kinh tế, chỉ tương đương với Ấn Độ và thấp hơn nhiều quốc gia khác trong khu vực. Những yếu tố vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, vừa đảm bảo phát triển bền vững khác như cơ sở hạ tầng, sức khỏe của người dân và hệ thống tài chính thì vẫn còn yếu kém, thập chí tụt lùi so với năm 2018.

Bên cạnh đó, chỉ số hiệu quả môi trường (EPI) của Việt Nam năm 2020 thấp hơn hầu hết các nước trong khu vực ASEAN, chỉ xếp trên Myanmar và đứng thứ 141/180 quốc gia trên thế giới. 

Bên cạnh đó với nền kinh tế còn nhiều thách thức rất lớn.

Vậy đâu là những thách thức mà ông nói đến? Ông dự báo năm nay tăng trưởng sẽ đạt được mức nào.

Thách thức lớn nhất đối với kinh tế Việt Nam năm 2021 là khả năng chống chịu của nền kinh tế sẽ như thế nào nếu làn sóng lây nhiễm dịch bệnh trở lại với sự xuất hiện của biến thể virus mới.

Thách tức nữa là phải đuổi kịp và bắt nhịp với phát triển kinh tế toàn cầu, phải vượt khỏi nguy cơ tụt hậu trong Cách mạng công nghiệp 4.0 và phải giải phóng tiềm lực đang bị hạn chế. Bên cạnh đó là thách thức từ mối đe dọa toàn cầu về biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường.

Đại dịch COVID-19 còn rất phức tạp và khó lường như thế sẽ tiếp tục tác động tiêu cực đến kinh tế mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,5% theo kế hoạch của Chính phủ là rất khó khăn. Nhưng chúng tôi dự báo với cách chống dịch hiệu quả và nỗ lực thực hiện mục tiêu kép thì kinh tế Việt Nam năm 2021 sẽ khả quan hơn thì so với các nước trong khu vực.

Ông có khuyến nghị chính sách gì để Việt Nam đạt được cả mục tiêu về tốc độ tăng trưởng và nâng cao chất lượng tăng trưởng? 

Thế giới đang và sẽ còn nhiều bất ổn và bất định. Là một nền kinh tế mở Việt Nam sẽ chịu nhiều tác động trước mỗi biến động của thế giới. Trong khi đó nội tại nền kinh tế còn nhiều vấn đề. Để tăng sức chống chịu của nền kinh tế và giảm thiểu rủi ro thì ong hành với những chính sách mang tính ngắn hạn đang thực hiện nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của COVID-19, Việt Nam nên kiên trì với những cải cách dài hơi hơn để cải thiện nền tảng vĩ mô và giảm thiểu rủi ro trong tương lai.

1

Những giải pháp mang tính dài hạn để chuyển đổi căn bản mô hình tăng trưởng, gia tăng chất lượng tăng trưởng cần được kiên quyết thực hiện với quyết tâm chính trị cao nhất. Có như thế nền kinh tế mới có thể duy trì sản xuất trong đại dịch, hồi phục nhanh chóng sau đại dịch và tiến tới phát triển bền vững.

Chúng tôi có 4 khuyến nghị với Chính phủ. Đó là:

Thứ nhất, đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng dựa vào công nghệ - đổi mới sáng tạo, có tư duy chấp nhận rủi ro và khuyến khích tinh thần khởi nghiệp.

Thứ hai, tận dụng và khai thác lợi thế của người đi sau, tăng cường sử dụng công nghệ cao đồng thời đẩy mạnh công tác nghiên cứu và phát triển theo hướng tăng cường khởi nghiệp sáng tạo và chuyển giao công nghệ từ các doanh nghiệp FDI.

Thứ ba, hoàn thiện thể chế, xây dựng Nhà nước kiến tạo, phát triển, liêm chính và hành động; tôn trọng và bảo vệ sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế; thực hiện phân cấp quản lý với phân cấp ngân sách; tinh giảm và kiện toàn bộ máy.

Thứ tư, phát triển khu vực tư nhân đổi mới, năng động, sáng tạo; đảm bảo thể chế kinh doanh bình đẳng cho các doanh nghiệp tư nhân (DNTN); bảo vệ lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, tạo môi trường đầu tư và cơ hội bỏ vốn; tăng cường hỗ trợ kỹ thuật nâng cao công nghệ và năng lực quản trị; thực hiện liên kết với doanh nghiệp FDI.

Tôi tin rằng song song tiếp tục nỗ lực phục hồi kinh tế là tiếp tục nỗ lực cải cách và  nâng cao chất lượng cùng hiệu quả tăng trưởng thì Việt Nam sẽ tiếp tục nổi lên như một điểm sáng đáng tự hào về phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững hơn, hiệu quả hơn…

Cảm ơn PGS về cuộc trao đổi này.

Hà Linh Lan thực hiện

Bình luận

Nổi bật

Thủ tướng yêu cầu tăng cường các biện pháp quản lý thị trường vàng

Thủ tướng yêu cầu tăng cường các biện pháp quản lý thị trường vàng

sự kiện🞄Thứ năm, 21/03/2024, 13:38

(CL&CS) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 22/CĐ-TTg ngày 20/3/2024 yêu cầu tăng cường các biện pháp quản lý thị trường vàng.

Việt Nam cam kết không để xảy ra tình trạng thiếu điện

Việt Nam cam kết không để xảy ra tình trạng thiếu điện

sự kiện🞄Thứ tư, 20/03/2024, 13:41

(CL&CS)- Tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) thường niên tổ chức ngày 19/3, nhiều Doanh nghiệp FDI mong muốn bảo đảm nguồn cung điện ổn định.

Bộ Công Thương hoả tốc chỉ đạo về xuất hoá đơn từng lần bán xăng dầu

Bộ Công Thương hoả tốc chỉ đạo về xuất hoá đơn từng lần bán xăng dầu

sự kiện🞄Thứ ba, 19/03/2024, 21:22

(CL&CS)- Bộ Công Thương đề nghị các thương nhân kinh doanh xăng dầu chấp hành đúng quy định của pháp luật về kinh doanh xăng dầu.