Khắc dấu gỗ - nét văn hóa đáng tự hào của người dân Kinh Kỳ
(CL&CS) - Lang thang trong phố Hàng Quạt, Tố Tịch (Hà Nội), du khách có thể bắt gặp hình bóng những người thợ cặm cụi làm việc bên một chiếc bàn nhỏ ở trước cửa. Đó là những cửa hiệu làm nghề khắc dấu thủ công - một nghề lâu đời của Hà Nội, đã có từ hàng trăm năm nay.
Không ai rõ nghề khắc dấu có tự bao giờ, chỉ biết rằng những con dấu xuất hiện nhằm xác thực giấy tờ hay niêm phong tài liệu, thư từ quan trọng... Thời thế thay đổi, từ khi du lịch mở cửa thì những con dấu này không chỉ phục vụ cho dân văn phòng, công sở mà còn trở thành vật kỉ niệm, quà sinh nhật, quà lưu niệm... để tặng người thân, bạn bè. Ở Hà Nội, nghề khắc con dấu đã trở thành một trong rất nhiều nghề thủ công khu phố cổ.
Nghề khắc dấu đòi hỏi sự kiên trì, tỉ mỉ và sự sáng tạo tinh tế, trong khi đó người chơi dấu phải đầu tư công sức, tâm huyết và chiều sâu tâm hồn để tạo ra ý nghĩa riêng, sự độc đáo và mới lạ cho con dấu của mình. Người khắc dấu phải kiên trì lắm, chuyên tâm lắm mới có thể tạo ra một con dấu như ý, một giây sơ suất cũng có thể khiến nét khắc kém duyên.
Ở Hà Nội, nghề khắc con dấu đã trở thành một trong rất nhiều nghề thủ công khu phố cổ.
Nhắc đến con dấu gỗ truyền thống, người dân phố cổ Hà Nội có thể giới thiệu ngay ông Phạm Ngọc Toàn - người đàn ông dành hơn nửa cuộc đời gắn bó với nghề khắc dấu gỗ thủ công trên phố Hàng Quạt. Khắc dấu thủ công là một nghề lâu đời của Hà Nội, ông Toàn cũng kế nghiệp từ đời trước. Từng là một nhà giáo, ông Toàn từ bỏ sự nghiệp giảng dạy để gắn bó với nghề khắc dấu thủ công từ năm 1993 đến nay.
Ông Toàn đeo một chiếc kính khá dày, đôi bàn tay uyển chuyển đưa từng nét dao trên mặt con dấu, tỉ mỉ khắc từng nét chữ theo nguyên mẫu, vừa làm ông vừa kể: “gỗ thừng mực là loại thích hợp nhất để làm con dấu, có đặc tính nhẹ, mịn và thấm mực đều. Tôi thường đặt sẵn các phôi gỗ, khi có khách mua con dấu sẽ mài nhẵn bề mặt và khắc hình lên. Việc khắc con dấu đòi hỏi người thợ sự tưởng tượng, một chút khéo léo, tập trung cao độ”.
Ngày xưa, những họa tiết phổ biến trên các con dấu là họa tiết cổ truyền như chữ triện, hình ảnh 12 con giáp, các bản khắc tranh thờ, tranh dân gian và khuôn làm bánh thủ công. Ngoài ra, nghệ nhân còn tự mày mò tạo ra những họa tiết độc đáo mới lạ làm phong phú thêm cho kho tàng con dấu cổ của Việt Nam.
Không chỉ có người dân Hà Thành yêu thích các con dấu được trạm khắc thủ công, mà nhiều du khách nước ngoài cũng tới tìm hiểu về nghề này
Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội, họa tiết trên con dấu trở nên đa dạng hơn. Người thợ khắc dấu làm ra hàng trăm con dấu đủ hình dạng kích cỡ với đủ mọi họa tiết từ chim muông, cây cỏ đến con người với mức giá 70.000 – 100.000 đồng. Gần đây, các cửa hàng còn nhận làm thêm con dấu in hình chân dung, phong cảnh với giá cao gấp bốn đến năm lần các họa tiết thông thường (khoảng 250.000 - 350.000 đồng). Loại dấu chân dung này đòi hỏi phải có tay nghề cao, cần nhiều thời gian để hoàn thiện nên giá sẽ đắt hơn. “Những hình đơn giản chỉ cần khắc trong 15-20 phút là xong. Nhưng có những mẫu đặt cầu kì, phải mất cả tuần mới xong“, ông Toàn nói.
Bạn Nông Trang (Cao Bằng) chia sẻ: “Mình lên phố cổ Hà Nội nhiều rồi nhưng đây là lần đầu mình dừng lại để nhờ người nghệ nhân tạo cho một con dấu của chính mình. Mỗi con dấu đều mang trong mình một nét đẹp riêng, đó chính là nét đẹp văn hóa Việt Nam xưa mà mình nghĩ thế hệ chúng ta ngày nay nên trân trọng”.
Người thợ khắc dấu làm ra hàng trăm con dấu đủ hình dạng kích cỡ với đủ mọi họa tiết từ chim muông, cây cỏ đến con người với mức giá 70.000 – 100.000 đồng.
Không chỉ có người dân Hà Thành yêu thích các con dấu được trạm khắc thủ công, mà nhiều du khách nước ngoài cũng tới tìm hiểu về nghề này và mang nó đi tới những vùng trời xa trên toàn thế giới. Khi cầm được món quà của đất Kinh Kỳ trên tay, họ không khỏi bàng hoàng, thán phục trước cái hồn Việt giản dị chân thật đượm trong từng nét khắc.
Theo ông Toàn, với những người muốn theo học sẽ mất khoảng 2 năm đào tạo để thạo nghề. Người có năng khiếu sẽ học nhanh và làm được sản phẩm cầu kỳ hơn. Hy vọng rằng, sẽ có người của thế hệ trẻ nhận ra giá trị mà cha ông đã gìn giữ, âu yếm và phát triển nó để rồi không còn nỗi thầm thương con dấu gỗ Hà Nội len lỏi trong lòng những người thợ khắc dấu già.
Theo Nhà báo và công luận
Bình luận
Nổi bật
Du lịch xanh với hành trình cụ thể hóa mục tiêu Net Zero
sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 22:17
(CL&CS) - Thực hiện Net Zero - đạt phát thải ròng bằng 0 - giảm khí nhà kính không chỉ là hành động thiết thực, mang lại những kết quả tích cực cho môi trường sống mà còn giúp doanh nghiệp du lịch quảng bá sản phẩm của mình hiệu quả hơn.
Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động tôn vinh di sản tại khu phố cổ
sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:57
(CL&CS) - Nhân dịp kỷ niệm 20 năm khu Phố cổ Hà Nội đón nhận Bằng Di tích lịch sử Quốc gia, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động trưng bày, triển lãm và biểu diễn nghệ thuật đặc sắc để tôn vinh những giá trị di sản của mảnh đất Thăng Long xưa.
“Ngày Trong Xanh” – Hành trình lan tỏa tình yêu môi trường qua âm nhạc
sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:56
(CL&CS) - Ngay sau khi ra mắt tối 20/11, MV Ngày Trong Xanh - sản phẩm kết hợp của Quang Hùng MasterD và Xanh SM đã gây sốt với hàng trăm nghìn lượt xem. Chỉ sau chưa đầy 16 tiếng, MV đã lọt top #7 danh mục âm nhạc Thịnh hành trên YouTube.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.