Hơn 25% giáo viên tiểu học chưa đạt chuẩn trình độ đào tạo
(CL&CS) - Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đến hết năm học 2021-2022, tỷ lệ giáo viên chưa đạt chuẩn theo Luật giáo dục 2019 của các bậc học lần lượt là: tiểu học 25,2%, THCS 13,9%, mầm non 8,3% và THPT 0,1%.
Luật giáo dục 2019 có hiệu lực từ ngày 1/7/2020 quy định giáo viên mầm non phải có bằng cao đẳng sư phạm trở lên; giáo viên tiểu học, THCS, THPT phải có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên.

Hình minh họa
Còn theo quy định trước đó, giáo viên tiểu học có bằng trung cấp sư phạm; giáo viên THCS có bằng cao đẳng sư phạm hoặc bằng cao đẳng và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.
Theo Nghị định 71 năm 2020 về lộ trình nâng chuẩn trình độ của giáo viên mầm non, tiểu học, THCS, người được nâng chuẩn phải còn 7-8 năm công tác tính từ 1/7/2020 đến tuổi được nghỉ hưu; thuộc hai nhóm: giáo viên mầm non chưa có bằng cao đẳng sư phạm trở lên; giáo viên tiểu học, THCS chưa có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên hoặc bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trở lên.
Ước tính đến hết năm 2030, tổng số giáo viên phải nâng chuẩn là khoảng 250.000, trong đó mầm non 90.000, tiểu học 110.000 và THCS hơn 50.000.
Mục tiêu trong giai đoạn một (1/7/2020-31/12/2025), 60% giáo viên mầm non tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, 50% người bậc tiểu học và 60% bậc THCS học xong chương trình cử nhân. Trong giai đoạn hai (1/1/2026-31/12/2030), 100% giáo viên ba cấp hoàn thành chương trình được quy định tại giai đoạn một.
Việc đào tạo nâng chuẩn giáo viên thực hiện theo Luật Giáo dục 2019, có hiệu lực từ 1/7/2020, làm theo phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu giữa địa phương với trường đào tạo, sử dụng ngân sách nhà nước.
Hơn 100 trường đại học, cao đẳng sư phạm hoặc trường có ngành đào tạo giáo viên sẽ tham gia. Giáo viên được cử đi nâng cao trình độ được hưởng 100% lương, phụ cấp và tính thời gian công tác liên tục. Thời gian đào tạo từ 1,5 đến 4 năm, hình thức tuyển sinh và cấp văn bằng, chứng chỉ thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Hồng Liên
- ▪“Đô thị giáo dục” Vinhomes Ocean Park 2 – The Empire thỏa “cơn khát” của thị trường
- ▪Bộ GD&ĐT điều chỉnh nội dung chương trình giáo dục phổ thông 2018
- ▪Đưa giáo dục nghề nghiệp vào trường phổ thông, tạo điều kiện cho người học được học tập suốt đời
- ▪Trường Đại học Kiên Giang đạt kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục
Bình luận
Nổi bật
ĐHQG-HCM đột phá trong hợp tác doanh nghiệp: Từ chiến lược đến hành động
sự kiện🞄Thứ hai, 26/05/2025, 07:07
(CL&CS) - Ngày 24/5/2025, trong khuôn khổ Buổi ra mắt Chương trình “Nghị quyết số 57-NQ/TW: Từ tầm nhìn đến thực thi Mô hình hợp tác Nhà nước - Nhà trường - Doanh nghiệp”, ĐHQG-HCM đã ký kết hợp tác với 10 doanh nghiệp lớn thuộc các lĩnh vực chiến lược.
Công bố 19 phương thức xét tuyển đại học năm 2025
sự kiện🞄Thứ năm, 22/05/2025, 15:12
(CL&CS) - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa chính thức công bố 19 phương thức xét tuyển đại học chính quy năm 2025, kèm theo mã số cụ thể cho từng phương thức nhằm đảm bảo minh bạch, đồng bộ trong tổ chức tuyển sinh.
10 năm, BASF Việt Nam và đối tác tài trợ xây dựng 8 ngôi trường
sự kiện🞄Thứ năm, 22/05/2025, 08:31
(CL&CS) - Tập đoàn hóa chất BASF cùng các đơn vị đồng tài trợ vừa khánh thành 4 lớp học mới với tổng diện tích 256 m² và một sân chơi rộng 1.000 m², giúp gần 150 học sinh tại Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Phương Ninh có điều kiện học tập tốt hơn.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.