Hoàn thành mục tiêu năm, nông nghiệp VIệt Nam thu về 41,2 tỷ USD
(CL&CS) - Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PT NN), ngành nông nghiệp đã trải qua một năm đầy khó khăn thế nhưng ngành hoàn thành mục tiêu kép, xuất khẩu nông sản thu về 41,2 tỷ USD.
Theo Bộ N&PT NT, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản cả năm vẫn đạt kỷ lục mới với 41,2 tỷ USD, tăng 2,5% so với năm 2019. Xuất khẩu nông lâm thủy sản đã tiếp tục duy trì được 09 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1,0 tỷ USD, trong đó có 05 mặt hàng có kim ngạch trên 3 tỷ USD (gỗ và sản phẩm gỗ đạt trên 12 tỷ USD; tôm ước đạt 3,66 tỷ USD; rau quả đạt gần 3,35 tỷ USD; hạt điều đạt 3,24 tỷ USD; gạo 3,07 tỷ USD). Thặng dư thương mại toàn ngành đạt 10,4 tỷ USD, tăng 6,5% so với năm 2019.
Trong bối cảnh đó, tốc độ tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn ngành khoảng 2,65%; trên 62% xã đạt chuẩn nông thôn mới; tỷ lệ che phủ rừng đạt 42%; thu nhập của cư dân nông thôn đạt 43 triệu đồng/người/năm”, Bộ trưởng nói.
Bộ NN & PT NT cho biết, năm 2020, ngành nông nghiệp đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức. Đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, làm đứt gãy các chuỗi cung ứng toàn cầu và tác động trực tiếp tới sản xuất, hoạt động xuất nhập khẩu, tiêu thụ nông sản. Ngoài ra, dịch tả lợn châu Phi chưa được khống chế hoàn toàn, gây không ít khó khăn cho việc tái đàn, tăng đàn... Chưa kể, lũ lụt còn gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất nông nghiệp tại các tỉnh miền Trung.

Mục tiêu của ngành nông nghiệp trong năm 2021 phấn đấu tốc độ tăng trưởng khoảng 2,7-3% (Ảnh: VT)
Để đạt được kết quả trên, toàn ngành nông nghiệp vốn đã nỗ lực, nay phải nỗ lực nhiều hơn nữa, linh hoạt phát huy lợi thế để vừa chuẩn bị các điều kiện phục vụ sản xuất, vừa phát triển thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu, nhất là khi dịch bênh COVID-19 được khống chế.
Theo Bộ NN & PT NT, mục tiêu của ngành trong năm 2021 phấn đấu tốc độ tăng trưởng khoảng 2,7-3%; tốc độ tăng giá trị sản xuất nông lâm thủy sản trên 2,8-3,1%, trong đó trồng trọt tăng 1,3%, chăn nuôi tăng 5,7% và thủy sản tăng 3,8%. Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt trên 42 tỷ USD.
Để đạt được mục tiêu đề ra, toàn ngành phải tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tính tự chủ và sức cạnh tranh của hàng hóa nông sản của từng vùng miền. Sản xuất nông nghiệp được tập trung phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, hiện đại, giá trị gia tăng cao và bền vững.
Đồng thời, thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô lớn theo chuỗi giá trị với 3 nhóm sản phẩm chủ lực, đáp ứng nhu cầu thị trường, ứng dụng công nghệ cao, gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị. Tổ chức liên kết chặt chẽ giữa các địa phương có các vùng nguyên liệu tương đồng, tạo đột phá trong phát triển nhanh, bền vững, nâng cao giá trị gia tăng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh hàng nông sản Việt Nam.
Hình thành nhiều mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao; đầu tư của doanh nghiệp vào nông nghiệp tăng; phát triển liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị và xây dựng được thương hiệu của một số nông sản chủ lực. Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch, hữu cơ được chú trọng, từng bước chuyển đổi sang cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao. Khoa học, công nghệ đóng góp trên 30% tổng giá trị gia tăng trong nông nghiệp.
Bên cạnh đó, cần chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi nông nghiệp số; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong toàn ngành.
Vân Thư
Bình luận
Nổi bật
Áp dụng các tiêu chuẩn để nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP
sự kiện🞄Thứ hai, 09/06/2025, 07:58
(CL&CS)- Việc áp dụng các tiêu chuẩn trong sản xuất và chế biến sản phẩm OCOP nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và là thương hiệu uy tín trên thị trường quốc tế.
Đánh giá mô hình thâm canh hàng hóa giống lạc L29 tại huyện Yên Mô
sự kiện🞄Chủ nhật, 08/06/2025, 16:11
(CL&CS) - Vừa qua, Ban chủ nhiệm đề tài (Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình, Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Yên Mô tổ chức hội thảo đầu bờ, đánh giá kết quả mô hình thâm canh hàng hóa giống lạc L29 tại xã Yên Lâm.
Công cụ BSC nâng tầm vị thế, tăng năng suất và chất lượng doanh nghiệp
sự kiện🞄Thứ sáu, 06/06/2025, 11:34
(CL&CS) - Doanh nghiệp Việt Nam đứng trước yêu cầu không chỉ nâng cao năng suất mà còn phải đảm bảo chất lượng sản phẩm dịch vụ để khẳng định vị thế vững chắc trên thị trường trong nước và quốc tế. Balanced Scorecard (BSC) – Thẻ điểm cân bằng đã trở thành công cụ đắc lực giúp nhiều doanh nghiệp đạt được những mục tiêu này một cách hiệu quả và bền vững.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.