Hoa Kỳ điều tra chống bán phá giá đối với mật ong Việt Nam
(CL&CS) - Bộ Công thương cho biết, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) chính thức điều tra chống bán phá giá (CBPG) đối với sản phẩm mật ong có xuất xứ từ Argentina, Brazil, Ấn Độ, Ukraina và Việt Nam.
Thông tin từ Bộ Công thương, nguyên đơn bị điều tra là Hiệp hội các nhà sản xuất mật ong Hoa Kỳ và Hiệp hội mật ong Sioux. Hàng hóa bị điều tra là mật ong thô được phân loại theo mã của Hoa Kỳ là 0409.00.0005, 0409.00.0035, 0409.00.0045, 0409.00.0056 và 0409.00.0065. Các doanh nghiệp cần kiểm tra đối chiếu với mã HS và mô tả sản phẩm của Hoa Kỳ khi xuất khẩu.
Bộ Công thương cho biết, thời kỳ thu thập số liệu bán phá giá (POI) từ ngày 01/10/2020 đến ngày 31/3/2021. Biên độ bán phá giá do DOC ước tính với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam trong khoảng 47,56% - 138,23%.
Thời gian điều tra dự kiến là 12 tháng (có thể gia hạn thêm 6 tháng theo quy định của Hoa Kỳ).
DOC đã ban hành bản câu hỏi về lượng và giá trị (Q&V) xuất khẩu để xem xét lựa chọn bị đơn bắt buộc. Thời hạn nộp bản câu hỏi Q&V đến 17h ngày 27/5 (theo giờ Hoa Kỳ).
Ngày 31/5, DOC sẽ đưa ra thông báo lựa chọn bị đơn bắt buộc. Trên cơ sở lựa chọn bị đơn bắt buộc, DOC sẽ ban hành bản câu hỏi đầy đủ cho các doanh nghiệp và thời hạn trả lời là 30 ngày.
Để đảm bảo quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp, Bộ Công thương khuyến nghị các hiệp hội và doanh nghiệp sản xuất/xuất khẩu sản phẩm liên quan hợp tác với DOC trả lời bản câu hỏi Q&V.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp đã trả lời bản câu hỏi Q&V này nhưng không được lựa chọn làm bị đơn bắt buộc có thể nộp đơn xin hưởng thuế suất riêng rẽ (separate rate). Trong các vụ việc trước đây DOC điều tra, nếu doanh nghiệp không trả lời bản câu hỏi Q&V thì không được DOC xem xét hưởng thuế suất riêng rẽ.
Ngoài ra, doanh nghiệp cần đọc kỹ hướng dẫn của DOC để trả lời và nộp bản trả lời câu hỏi theo đúng định dạng và thời hạn quy định. Việc chậm nộp so với thời hạn quy định hầu như không được DOC chấp nhận trong mọi trường hợp.
Doanh nghiệp cần thường xuyên phối hợp, cung cấp thông tin cho Bộ Công thương để nhận được sự hỗ trợ kịp thời.
Bộ Công thương lưu ý bất kỳ hành động thể hiện sự bất hợp tác hoặc hợp tác không đầy đủ có thể dẫn tới việc Cơ quan điều tra Hoa Kỳ sử dụng các chứng cứ sẵn có bất lợi hoặc áp dụng mức thuế CBPG cao nhất.
Thuận Lê
- ▪Hyundai Santa Fe 2021 chính thức ra mắt tại Việt Nam
- ▪Vàng tăng chóng mặt vì “bóng ma” lạm phát và sự sụp đổ của Bitcoin?
- ▪Bộ Khoa học và Công nghệ và Liên hiệp Hội Việt Nam ký kết Chương trình hợp tác giai đoạn 2021 – 2030
- ▪Bộ Công thương kiến nghị hạn chế xuất khẩu thép đang có nhu cầu trong nước
Bình luận
Nổi bật
Khuyến nông gắn với du lịch nông nghiệp, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững
sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 14:11
(CL&CS) - Vừa qua, tại Hòa Bình, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình tổ chức Diễn đàn nông nghiệp chủ đề: “Khuyến nông gắn với du lịch nông nghiệp, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững”.
Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025
sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:00
(CL&CS) - Các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2025 được đề ra gồm: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 đô la Mỹ (USD); Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%...
Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu
sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 09:04
(CL&CS) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1371/QĐ-TTg ngày 13/11/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.