Hải Phát Land vẫn chi hơn 500 tỷ đồng cho cá nhân vay trong khi nợ phải trả lên tới 2.350 tỷ đồng

(CL&CS)- Tài chính khó khăn, nợ phải trả leo thang, Hải Phát Land vẫn mạnh tay chi 520 tỷ đồng cho một số cá nhân “bí ẩn” vay ngắn hạn không rõ lý do.

Theo báo cáo tài chính, năm 2021, Công ty CP Đầu tư và Kinh doanh Bất động sản Hải Phát (Hải Phát Land) ghi nhận các chỉ tiêu kinh doanh chính đều cải thiện về doanh thu và lợi nhuận lần lượt tăng từ 455 tỷ đồng lên 884 tỷ đồng và từ 109 tỷ đồng lên 163 tỷ đồng.

Tổng doanh thu năm 2021 của Hải Phát Land tăng trưởng gần 200% so với năm 2020.

Tuy nhiên, những con số biết nói của Hải Phát Land đang được giới đầu tư quan tâm hơn cả. Nhìn về nợ phải trả có dấu hiệu tăng lên đáng báo động, chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn. Cụ thể, tại thời điểm ngày 31/12/2021, nợ phải trả của Hải Phát Land tăng từ mức 1.712 tỷ đồng lên 2.353 tỷ đồng - tương đương 267% và chiếm 73% tổng nguồn vốn.

hai-phat-land-164765136060961627528

Trong đó, vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn tăng gần 288 tỷ đồng - tương đương 301% , lên mức 383 tỷ đồng; vay và nợ thuê tài chính dài hạn cũng đạt con số 637 tỷ đồng sau khi tăng 486 tỷ đồng - tương đương 322%.

Một chỉ tiêu khác của Hải Phát Land cũng “bay cao” không kém, đó chính là phải trả ngắn hạn khác, khi tăng từ 209 tỷ đồng lên mức 1.013 tỷ đồng. Đáng chú ý, phải trả theo thỏa thuận hợp tác kinh doanh lên tới 494 tỷ đồng - cao hơn rất nhiều so với con số 161 tỷ đồng hồi cuối năm 2021; phải trả tiền đặt cọc tăng từ 19 tỷ đồng lên 479 tỷ đồng.

Ngoài ra, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước của Hải Phát Land cũng tăng từ 64,7 tỷ đồng lên 68,6 tỷ đồng; phải trả người lao động tăng từ 15,6 tỷ đồng lên 19,3 tỷ đồng. Và do nợ vay tăng mạnh, nên chi phí lãi vay của Hải Phát Land cũng có tốc độ đi lên rất “thần tốc” khi tăng đến 4,7 lần – lên 18,3 tỷ đồng.

Cũng từ đây, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB Bank) – Chi nhánh Thăng Long chính là chủ nợ lớn nhất của Hải Phát Land; khi dư nợ của Hải Phát Land tại đơn vị này lên đến gần 239 tỷ đồng, tăng mạnh so với mức 151 tỷ đồng ghi nhận hồi đầu năm 2021.

Đáng chú ý, dù có quy mô khá lớn, lại là Công ty “con” của một doanh nghiệp “khủng” và khá nổi tiếng như Hải Phát Invest, nhưng khi đối mặt khó khăn trong quá trình kinh doanh, Hải Phát Land cũng phải đi vay cá nhân số tiền hàng trăm tỷ đồng. Cụ thể, ở phần vay ngắn hạn, Hải Phát Land phải vay cá nhân số tiền gần 192 tỷ đồng. Trong khi đó, tại thời điểm cuối năm 2020, con số này chỉ là 0 đồng.

Có thể thấy, trong năm 2021, Hải Phát Land đã phải đi vay một khoản tiền “khổng lồ”, từ rất nhiều nơi để tài trợ cho hoạt động của mình. Thế nhưng, không hiểu vì lý do gì mà Công ty này lại “ôm đồm” thêm một khoản tiền rất lớn để cho vay cá nhân.

hp1-1755_61034bc5

Báo cáo tái chính năm 2021 của Hải Phát Land 

Theo đó, tại thời điểm cuối năm 2021, Hải Phát Land ghi nhận khoản cho vay ngắn hạn phải thu về lên đến gần 530 tỷ đồng tăng 282 tỷ đồng và tương đương 114% so với thời điểm cuối năm 2020.

Trong số 530 tỷ đồng cho vay ngắn hạn này, chỉ có 10 tỷ đồng phải thu về từ cho vay doanh nghiệp, con số 520 tỷ đồng còn lại là khoản phải thu về từ cho vay cá nhân. Tuy nhiên, những cá nhân “may mắn” nào đã vay được những khoản tiền “khủng” này từ Hải Phát Land và vay để làm gì thì cho đến nay vẫn là một “ẩn số” không có lời giải đáp, khi Công ty này không thuyết minh rõ danh tính người vay và mục đích vay.

Bên cạnh đó, các khoản phải thu ngắn hạn của Hải Phát Land tăng 847 tỷ đồng lên 1.932 tỷ đồng - tương đương 78,1%. Trong đó, các khoản phải thu ngắn hạn khác đạt 1.068 tỷ đồng - tăng 371 tỷ đồng, tương đương 53,2%.

Chính vì “ôm” nhiều tiền đi cho vay không rõ lý do nên Hải Phát Land rơi vào cảnh âm nặng dòng tiền. Thời điểm cuối năm 2021, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của Công ty này âm 197 tỷ đồng, tăng mạnh so với con số âm 14 tỷ đồng hồi cuối năm 2020; lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư cũng âm 351 tỷ đồng, tăng so với âm 235 tỷ đồng.

Được thành lập từ năm 2018, Công ty CP Đầu tư và Kinh doanh Bất động sản Hải Phát (Hải Phát Land) có người đại diện pháp luật là ông Vũ Kim Giang. Công ty CP Đầu tư Hải Phát (Hải Phát Invest) chính là cổ đông lớn nhất tại Hải Phát Land. Tuy nhiên, ngày 29/12/2021, nhóm Công ty đã hoàn tất việc chuyển nhượng 19,17 triệu cổ phần, tương ứng 27% cổ phần Hải Phát Land cho các đối tác cá nhân.

Vì vậy, Công ty này hiện không còn là Công ty con của Hải Phát Invest nữa mà trở thành Công ty liên kết với tỷ lệ nắm giữ cổ phần chỉ còn 48,8%. Quá trình ghi nhận cho thấy, Hải Phát Invest và Hải Phát Land có rất nhiều giao dịch với nhau. Hồi cuối năm 2021, số dư phải trả phí môi giới của Hải Phát Invest với Hải Phát Land là hơn 1,6 tỷ đồng; thêm vào đó là 602 triệu đồng chi phí quản lý dự án và 61,5 tỷ đồng phải trả theo thỏa thuận quản lý tập trung.

Trung Kiên

Bình luận

Nổi bật

Quý 1/2024, doanh thu ngành lương thực của Lộc Trời tăng 96%

Quý 1/2024, doanh thu ngành lương thực của Lộc Trời tăng 96%

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 11:56

(CL&CS) - CTCP Tập đoàn Lộc Trời (Lộc Trời) có quý 1/2024 tăng trưởng vượt bật về doanh thu với 3.849 tỷ đồng, tăng 57% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu tăng trưởng mạnh chủ yếu đến từ ngành lương thực với mức tăng trưởng 96%.

Masan: Mảng kinh doanh tiêu dùng cốt lõi ghi nhận EBIT tăng 70% trong quý 1/2024

Masan: Mảng kinh doanh tiêu dùng cốt lõi ghi nhận EBIT tăng 70% trong quý 1/2024

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 08:11

(CL&CS) - Mảng kinh doanh tiêu dùng cốt lõi của CTCP Tập đoàn Masan ghi nhận lợi nhuận hoạt động kinh doanh (thu nhập trước lãi vay và thuế - EBIT) tăng trưởng 70% so với cùng kỳ năm trước cho thấy sự phục hồi tích cực của thị trường tiêu dùng và đà tăng trưởng của những phát kiến chiến lược.

Hành trình khởi nghiệp của ông chủ NextTech qua lời kể của mẹ: Bán 2 miếng đất để mua máy tính cho con học lập trình, lập công ty từ 2 triệu đồng tiền viết phần mềm thuê

Hành trình khởi nghiệp của ông chủ NextTech qua lời kể của mẹ: Bán 2 miếng đất để mua máy tính cho con học lập trình, lập công ty từ 2 triệu đồng tiền viết phần mềm thuê

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 06:40

Ông đã từ kể lại quãng thời gian khởi nghiệp của mình với "ba không": không vốn, không trụ sở và cơ sở vật chất, không có nhân viên.