Thứ tư, 11/05/2022, 13:49 PM

Hà Nội xử lý hơn 1.200 vụ buôn lậu, gian lận thương mại

(CL&CS) - Trong tháng 4/2022, các lực lượng chức năng Ban Chỉ đạo 389 Thành phố đã thanh tra, kiểm tra hơn 1.200 vụ buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả; xử lý hành chính gần 950 vụ; khởi tố 4 vụ đối với 12 đối tượng…

Hà Nội xử lý hơn 1.200 vụ buôn lậu, gian lận thương mại (Ảnh minh họa)

Hà Nội xử lý hơn 1.200 vụ buôn lậu, gian lận thương mại (Ảnh minh họa)

Theo đó, trong tháng 4/2022, ban chỉ đạo 389 tp hà nội đã chỉ đạo các lực lượng chức năng trên địa bàn tích cực, chủ động trong điều hành, triển khai thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của cấp trên, phối hợp tốt giữa các lực lượng trên địa bàn thành phố trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, tập trung vào các mặt hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm an toàn thực phẩm... đạt nhiều kết quả khả quan; góp phần ổn định thị trường thành phố, bảo vệ quyền lợi hợp pháp chính đáng của nhà sản xuất, doanh nghiệp kinh doanh và người tiêu dùng.

Cụ thể, trong tháng 4/2022, các lực lượng chức năng trên địa bàn thành phố đã kiểm tra hơn 1.200 vụ; xử lý gần 950 vụ. khởi tố 4 vụ đối với 12 đối tượng. trong đó, hàng cấm, hàng lậu là 179 vụ; hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ là 62 vụ; gian lận thương mại là 703 vụ. tổng số thu nộp ngân sách nhà nước hơn 57 tỉ đồng, trong đó, phạt hành chính gần 22 tỉ 396 triệu đồng, truy thu thuế, thu hồi thuế sau thanh tra, kiểm tra (gồm công an, hải quan, thuế): 34 tỉ 746 triệu đồng.

Trong đó, Cục Quản lý thị trường TP Hà Nội đã kiểm tra 363 vụ, xử lý 312 vụ. Phạt hành chính 2 tỉ 895 triệu đồng; trị giá hàng vi phạm 3 tỉ 79 triệu đồng.

Cùng với đó, Công an TP Hà Nội đã kiểm tra 83 vụ, xử lý 78 vụ. Phạt hành chính 1 tỉ 349 triệu đồng; truy thu thuế 2 tỉ 452 triệu đồng. Trị giá hàng vi phạm 2 tỉ 359 triệu đồng. Khởi tố 4 vụ đối với 12 đối tượng.

Cục Hải quan TP Hà Nội phát hiện, bắt giữ, xử lý 86 vụ, phạt hành chính 463 triệu đồng; truy thu thuế 5 triệu đồng; trị giá hàng vi phạm 8 tỉ 415 triệu đồng.

Trong tháng 3 tới, Ban Chỉ đạo 389 thành phố và các quận, huyện, thị xã chủ động xây dựng và thực hiện các biện pháp đấu tranh có hiệu quả đối với hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Chú trọng kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong kinh doanh hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng và không đảm bảo an toàn thực phẩm trên thị trường; tăng cường kiểm tra, kiểm soát trên các tuyến đường giao thông, các ga tàu, bến xe, kho hàng thường vận chuyển, tập kết hàng buôn lậu; các chợ đầu mối, trung tâm thương mại tập trung buôn bán hàng hóa số lượng lớn.

Tăng cường phối hợp giữa các lực lượng chức năng thuộc TP. Hà Nội, giữa các lực lượng Hà Nội với các lực lượng chức năng ở Trung ương và các tỉnh (đặc biệt là các tỉnh biên giới) để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát chống buôn lậu, gian lận thương mại.

Trúc Thi

Bình luận

Nổi bật

Tăng sức cạnh tranh, chống hàng giả từ truy xuất nguồn gốc hàng hoá

Tăng sức cạnh tranh, chống hàng giả từ truy xuất nguồn gốc hàng hoá

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 20:54

(CL&CS) - Thời gian qua, lực lượng chức năng đã phát hiện, xử lý nhiều vụ việc về hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ… nên những giải pháp về truy xuất nguồn gốc được khuyến nghị thực hiện nhằm bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp.

Nguyên tắc “một bước trước - một bước sau” trong truy xuất nguồn gốc hàng hóa

Nguyên tắc “một bước trước - một bước sau” trong truy xuất nguồn gốc hàng hóa

sự kiện🞄Thứ sáu, 19/04/2024, 15:09

(CL&CS) - “Một bước trước- một bước sau” là nguyên tắc truy xuất nguồn gốc mà tổ chức, cá nhân phải lưu giữ thông tin để bảo đảm khả năng giám sát, nhận diện được công đoạn sản xuất, kinh doanh trước và công đoạn sản xuất, kinh doanh tiếp theo trong quá trình sản xuất, kinh doanh đối với một sản phẩm được truy xuất nguồn gốc...

Dữ liệu truy xuất nguồn gốc hàng hóa phải đủ 10 thông tin cơ bản

Dữ liệu truy xuất nguồn gốc hàng hóa phải đủ 10 thông tin cơ bản

sự kiện🞄Thứ hai, 15/04/2024, 17:01

(CL&CS) - Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành quy định dữ liệu truy xuất sản phẩm, hàng hóa phải tối thiểu 10 thông tin cơ bản giúp người tiêu dùng biết rõ nguồn gốc hàng hóa.