Thứ hai, 06/05/2024, 12:01 PM

Giới Việt kiều sẽ hưởng lợi lớn sau khi Luật Đất đai có hiệu lực?

Giới chuyên gia nhận định, hành lang pháp lý mới với các quy định rõ ràng và cởi mở hơn, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho Việt kiều đầu tư, sở hữu nhà tại Việt Nam.

Thủ tướng đã có chỉ đạo các cơ quan nhanh chóng chuẩn bị điều kiện cần thiết để trình Quốc hội cho phép Luật Đất đai (sửa đổi) có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, sớm hơn nửa năm so với quy định ban đầu. Trước đó, vào tháng 1, Quốc hội đã chính thức thông qua luật này gồm 16 chương và 260 điều.

Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) đánh giá Luật Đất đai 2024 có nhiều điểm mới, trong đó đáng chú ý là mở rộng quyền sử dụng đất đối với Việt kiều.

Luật mới quy định người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; đang sử dụng đất ổn định, đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mà chưa được Nhà nước cấp giấy chứng nhận bao gồm 2 nhóm đối tượng.

Thứ nhất là cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam. Thứ hai là người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Qua đó, đơn vị nhận định hành lang pháp lý mới với các quy định rõ ràng và cởi mở hơn, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho Việt kiều đầu tư, sở hữu nhà tại Việt Nam. Dòng kiều hối theo đó sẽ đổ vào thị trường địa ốc.

Muon-bat-dong-san-hoi-phuc-phai-doi-den-2023

Dẫn tin từ tạp chí Doanh nhân Việt Nam, chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Minh Phong nhận định, chính sách trong nước đang có xu hướng cởi mở tích cực. Đây là cơ hội cực tốt để tiếp thu dòng vốn từ Việt kiều. Lưu ý rằng, so với tổng tài sản của khoảng 100 triệu dân trong nước thì 5 triệu Việt kiều ở nước ngoài sở hữu lượng tài sản bằng khoảng 40%.

Dưới góc độ doanh nghiệp, bà Đinh Lê Hạnh, Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Tập đoàn Đinh Lê Group từng chia sẻ tại một tọa đàm diễn ra hồi đầu năm rằng, vốn kiều hối dành cho bất động sản là rất quan trọng, vì đó là dòng tiền nhàn rỗi do người lao động tích lũy và gửi từ nước ngoài về quê hương.

"Tôi cho rằng cần có giải pháp để Việt kiều yên tâm đầu tư lâu dài tại Việt Nam. Ở nước sở tại, tăng trưởng kinh tế ở mức khoảng 1-2% thì sang Việt Nam là 5-8%, đây là yếu tố hấp dẫn để thu hút đầu tư.

Theo Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, hiện có khoảng 6 triệu người Việt Nam sinh sống, làm việc tại hơn 130 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó 80% ở các nước phát triển. Còn theo thống kê từ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có khoảng 650.000 lao động Việt Nam đang làm việc tại 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

VARS thông tin 10 năm trở lại đây, lượng kiều hối về Việt Nam duy trì vị trí trong top 10 quốc gia có lượng kiều hối lớn nhất thế giới và trong top 3 khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Lũy kế từ năm 1993 đến hết năm 2022 đạt trên 190 tỷ USD, gần bằng lượng vốn FDI giải ngân trong cùng kỳ. Riêng năm 2023, lượng kiều hối chảy về cả nước ước đạt khoảng 16 tỷ USD, tăng 32% so với năm trước. Ước tính mỗi năm có khoảng 25% lượng kiều hối được gửi vào thị trường địa ốc.

Phương Hà

Bình luận

Nổi bật

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:00

(CL&CS) - Các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2025 được đề ra gồm: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 đô la Mỹ (USD); Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%...

Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 09:04

(CL&CS) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1371/QĐ-TTg ngày 13/11/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%

Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%

sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 20:59

(CL&CS)- Chiều 12/11, với 424/426 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.