Thứ năm, 04/08/2022, 14:35 PM

Giải mã công nghệ Blockchain

(CL&CS) - Blockchain hay công nghệ chuỗi khối được ra mắt vào năm 2008 bởi Satoshi Nakamoto khi ông đưa đồng Bitcoin ra mắt thế giới. Tuy nhiên, thời điểm đó người ta chỉ chú ý đến Bitcoin mà không chú ý đến công nghệ làm nên thành công cho nó.

 Thay đổi kinh tế truyền thống

Công nghệ Blockchain được tạo ra nhằm giải quyết các vấn đề rắc rối liên quan đến việc lưu trữ các giao dịch mà mô hình kinh tế truyền thống đang gặp phải. Cụ thể, mô hình kinh tế truyền thống thường theo dõi và lưu trữ các giao dịch của mình bằng một bộ cơ sở dữ liệu riêng biệt. Phương pháp này khá tốn kém và ít an toàn vì liên quan đến bên trung gian và chi phí trung gian.

Điển hình là những cuộc bỏ phiếu bầu cử luôn phải phụ thuộc vào yếu tố con người (bên trung gian) để thu thập và kiểm phiếu, mô hình này khá cồng kềnh và khả năng gian lận kết quả phiếu bầu là điều có thể xảy ra.

Chưa kể, trong quá trình hoạt động mô hình kinh tế truyền thống sẽ dễ gặp phải những rủi ro như việc “bên trung gian” (ngân hàng) bị tấn công khiến cả hệ thống ảnh hưởng.

Để khắc phục những nhược điểm trên, mạng lưới dữ liệu Blockchain ra đời luôn chú trọng đến vấn đề an toàn và minh bạch. Nó cung cấp cho người tham gia khả năng chia sẻ một sổ lưu trữ chung. Sổ này được cập nhật thông qua việc nhân rộng ngang hàng. Điều này có nghĩa rằng, mỗi người tham gia mạng lưới đều có thể nhận hoặc gửi các giao dịch đến người khác và dữ liệu này được đồng bộ hóa trên mạng chung khi truyền đi. 

Hãy thử hình dung nếu ứng dụng một phần của Blockchain vào cuộc bỏ phiếu bầu cử, nhà cầm quyền tạo ra một mã token riêng biệt hoặc một đồng tiền kỹ thuật số và trao nó cho người dân. Sau đó, những ứng cử viên sẽ được cấp một địa chỉ ví cụ thể, người dân sẽ gửi mã token của mình đến bất kỳ ứng cử viên nào họ muốn bỏ phiếu. Kết quả phiếu bầu sẽ được đồng bộ hóa trên sổ lưu trữ chung Blockchian, bất kỳ người nào cũng có thể xem kết quả nhờ bản chất minh bạch của nó. Loại bỏ công việc kiểm phiếu cồng kềnh của yếu tố con người cũng như khả năng giả mạo lá phiếu.

An toàn và minh bạch

Để có thể đạt được những yếu tố an toàn và minh bạch, chúng ta không thể không nhắc đến cấu tạo của Blockchain. Blockchain được cấu tạo bởi Block (Khối) - có chức năng ghi lại và xác nhận thời gian, trình tự của các giao dịch sau đó nối vào các Chain (Chuỗi) để tạo nên một Blockchain (chuỗi khối). Mỗi Block sẽ chứa mã Hash (vân tay kỹ thuật số) không thể sửa đổi.

Blockchain ra đời khắc phục những nhược điểm mà lưu trữ truyền thống đang gặp phải. Ảnh minh họa.

Blockchain ra đời khắc phục những nhược điểm mà lưu trữ truyền thống đang gặp phải. Ảnh minh họa.

Để dễ hình dung, vẫn là cuốn sổ lưu trữ chung mà chúng ta đã đề cập trước đó, mỗi trang của sổ sẽ đại diện cho từng Block, người tham gia sẽ “viết” lên giao dịch của họ vào từng trang và khi nhận được sự đồng thuận bởi những người tham gia nó sẽ được đóng dấu bằng mã hash và dán vĩnh viễn vào sổ lưu trữ chung Blockchain.

Quay lại vấn đề bỏ phiếu bầu cử, sau khi người dân gửi mã token của họ đến ví ứng cử viên, “giao dịch” này được xem là hoàn tất và được “đóng dấu” (số seri) dán vào sổ lưu trữ chung. Không ai có thể thay đổi cũng như giả mạo kết quả bầu cử. Thêm vào đó, nhờ cơ chế mở của sổ mà người dân có thể tự kiểm tra và biết được ứng cử viên nhận được bao nhiêu phiếu bầu và token của họ có đến đúng người nhận hay không. Vòng đời của một người sẽ trải qua rất nhiều những lần “giao dịch” có thể là mua bán, bầu cử hoặc ứng cử, lịch sử của những lần “giao dịch” đó đều được “ghi” lại một cách cụ thể, rõ ràng liền mạch và dán vào từng trang của sổ lưu trữ chung. Bạn muốn thay đổi một trang bất kỳ của sổ sẽ dẫn tới số seri sẽ không còn liền mạch và mọi người đều biết đã có chuyện gì xảy ra ở đây.

Tựu chung lại, có ba yếu tố then chốt khiến Blockchain trở nên vượt trội đó là tính đồng thuận (người tham gia phải đồng ý về hiệu lực), xuất xứ (những người tham gia trong hệ thống Blockchain sẽ biết được tài sản này đến từ đâu và chủ sở hữu của nó thay đổi theo thời gian như thế nào), bất biến (không một cá nhân hay tổ chức nào có thể chỉnh sửa hay giả mạo giao dịch khi nó đã được lưu trữ vào sổ ghi chung Blockchain).

Có thể nói, công nghệ Blockchain đang được ứng dụng và phát triển một cách mạnh mẽ trong thời gian gần đây. Thuật ngữ Blockchain được nhắc đến rất nhiều ở các khối ngành công nghệ, tài chính, y tế bởi tính ứng dụng ưu việt của nó. Tuy nhiên, để nói Blockchain có đại diện cho nền công nghiệp tương lai hay không thì hẵng còn quá sớm. Chúng ta hãy cùng chờ xem những gì Blockchain có thể đạt được trong thời gian tới.

Diễm Trần

Bình luận

Nổi bật

Quảng Ninh: Diễn đàn đầu tư số Quốc tế tại Việt Nam năm 2024

Quảng Ninh: Diễn đàn đầu tư số Quốc tế tại Việt Nam năm 2024

sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 15:43

(CL&CS) - Trong khuôn khổ Tuần lễ số Quốc tế Việt Nam được tổ chức tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, ngày 20/11, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh tổ chức Diễn đàn đầu tư số quốc tế tại Việt Nam năm 2024.

10 giải pháp công nghệ vào chung kết Cuộc thi Dữ liệu với cuộc sống 2024

10 giải pháp công nghệ vào chung kết Cuộc thi Dữ liệu với cuộc sống 2024

sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 15:43

(CL&CS) - Vừa qua, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an) cho biết, Cuộc thi Dữ liệu với cuộc sống 2024 (Data for life 2024) do Bộ Công an phát động, đã chọn được 10 đội xuất sắc vào chung kết, diễn ra trong 2 ngày 26 và 27/11 tới.

Phát triển công nghiệp công nghệ thông tin thúc đẩy kinh tế số

Phát triển công nghiệp công nghệ thông tin thúc đẩy kinh tế số

sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 10:51

(CL&CS) - Hiện nay, việc ưu tiên tập trung vào một số ngành, lĩnh vực trọng điểm mà Việt Nam có tiềm năng lớn và dư địa phát triển kinh tế số gồm: Thương mại bán buôn, bán lẻ; nông nghiệp; công nghiệp chế biến, chế tạo; du lịch; logistics.