Đầu tư đồng Bitcoin, giàu hay nghèo?

(CL&CS) - Người có bạc tỷ sẽ chọn các kênh an toàn, được pháp luật bảo hộ như chứng khoán hay bất động sản. Bitcoin được số đông cá nhân vẫn nhận thức là một dạng “xổ số kỹ thuật số” hơn là một kênh đầu tư chính quy.

Bitcoin đã tăng giá 74 triệu lần tính từ lúc được giao dịch lần đầu vào ngày 5/10/2009. Ảnh: Forbes

Bitcoin đã tăng giá 74 triệu lần tính từ lúc được giao dịch lần đầu vào ngày 5/10/2009. Ảnh: Forbes

Kỷ lục mọi thời đại

Năm 2017, thị trường tài chính chứng kiến tiền kỹ thuật số (tiền mã hóa) tăng giá kỷ lục, trở thành sản phẩm tăng giá mạnh nhất mọi thời đại chỉ trong một thời gian ngắn. Nổi bật nhất trong các đồng tiền kỹ thuật số là Bitcoin khi tăng giá 1.958%, đạt 19.891 USD/coin vào ngày 17/12/2017 và chiếm 70% giá trị của các đồng tiền mã hóa. Tuy nhiên, chỉ một năm sau đó, Bitcoin đã lao dốc không phanh, giảm 83% xuống mức 3.323,8 USD/coin vào 15/12/2018 khiến không ít tổ chức đầu tư coi tiền kỹ thuật số chỉ là công cụ cờ bạc. Năm 2019 và đầu năm 2020 là chuỗi thăng trầm của tiền kỹ thuật số nói chung và đồng Bitcoin nói riêng.

Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư xem Bitcoin là vàng phiên bản 2.0 trong bối cảnh các quốc gia nới lỏng tiền tệ nhưng kinh tế toàn cầu vẫn khó khăn, nợ nần chồng chất. Hiện nay, tổng các loại nợ trên toàn cầu đạt 280.000 tỷ USD, trong đó nợ công đạt 80.000 tỷ USD.

Chuyên gia tài chính Phan Dũng Khánh nhận định: Tiền nhiều, nợ nhiều nhưng đa số dòng tiền chảy vào các tài sản tài chính như chứng khoán, bất động sản, vàng… để kiếm tiền nhanh và có thể trực tuyến thay vì nhà đầu tư phải ra đường trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn ra trên khắp thế giới.

Đồng Bitcoin cũng không đứng bên lề trong sự tăng giá của các sản phẩm tài chính, chưa kể Bitcoin trở thành một dạng tài sản trú ẩn an toàn nhờ số lượng giới hạn 21 triệu đơn vị. Hiện tại, có hơn 18,5 triệu đơn vị đang được lưu hành nhưng 1/3 trong số đó bị mất do người nắm giữ quên địa chỉ bí mật của ví điện tử và 2,5 triệu đơn vị còn lại sẽ được khai thác trong vòng 110 năm tới.

Sau những thăng trầm trong năm 2018 - 2019, đồng Bitcoin đã vụt sáng trong năm 2020 và những ngày đầu năm 2021. Bitcoin đã tăng giá 301% trong năm 2020 khi đạt 28.948 USD/coin trong ngày giao dịch cuối cùng của năm vừa qua. Đóng cửa ngày 20/2, đồng tiền kỹ thuật số này khiến giới tài chính Việt Nam trầm trồ khi đạt 1,28 tỷ đồng/coin (55.838 USD/coin). Nếu tính từ ngày được đưa vào giao dịch 5/10/2009, Bitcoin đã tăng giá 74 triệu lần.

Tỷ phú Elon Musk thường xuyên đăng bài về thị trường tiền số trên trang cá nhân. Ngoài ra, hãng xe điện Tesla của Elon Musk chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin. Ảnh: Forbes

Tỷ phú Elon Musk thường xuyên đăng bài về thị trường tiền số trên trang cá nhân. Ngoài ra, hãng xe điện Tesla của Elon Musk chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin. Ảnh: Forbes

Bitcoin tăng, có ai giàu không?

Ông Dương Nguyễn Huy (TP.HCM), Founder TraderViet chia sẻ: Năm 2011, sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, vàng tăng lên mốc cao mọi thời đại mới ở mức 1.921,11 USD/t oz. Biết tôi làm ở sàn vàng từ hồi 2007, nhiều anh em bạn bè nhắn tin chúc mừng “Chắc ông với bọn giao dịch vàng giàu lắm rồi ha”. Tôi đành phải nói sự thật cho mọi người biết là mặc dù vàng tăng mút chỉ cà tha như vậy nhưng số người “nghèo đi” vì vàng có lẽ nhiều hơn số “giàu lên”. Câu chuyện tương tự có thể dành cho Bitcoin trong năm 2020 và năm 2021.

Năm 2020 là một năm “độc lạ” vì mô hình chữ K với nền kinh tế toàn cầu đi xuống nhưng thị trường chứng khoán thì đi lên. Vàng cũng tăng lên mốc cao nhất mọi thời đại mới ở mức 2.075,14 USD/t oz. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán và vàng không “có vé” để so với Bitcoin khi tài sản số này tăng một mạch 13 lần trong vòng 11 tháng. “Và câu hỏi ngày trước lại rộ lên “Anh em giao dịch Bitcoin chắc giàu lắm?”. Câu trả lời có thể cũng như cũ thôi “nghèo đi chắc đông hơn giàu lên””, ông Dương Nguyễn Huy chia sẻ.

Ông Dương Nguyễn Huy nhận định: Số người mua Bitcoin ở cái đáy giá hồi tháng 3/2020 và hold (nắm giữ) đến lúc này để tài sản nhân 13 lần là cực kỳ hiếm, có thể nói gần như tìm không ra. Bên cạnh đó, Bitcoin là một tài sản số còn mới lạ, lượng vốn đầu tư vào đó thấp. Nói về số đông, người có tài sản vài triệu đồng hay vài mươi triệu đồng có thể đầu tư vào Bitcoin và dù có lời vài lần thì số lợi nhuận này vẫn là khá nhỏ, không thể gọi là giàu. Người có hàng chục tỷ đồng hay hàng trăm tỷ đồng thậm chí hơn sẽ chọn các kênh an toàn, được pháp luật bảo hộ như chứng khoán, bất động sản. Bitcoin hiện nay vẫn được số đông cá nhân nhận thức là một dạng “xổ số kỹ thuật số” hơn là một kênh đầu tư chính quy.

Ngoài ra, việc thua lỗ trong giao dịch tài chính là rất dễ diễn ra. Một nhà giao dịch với kiến thức, kinh nghiệm thấp nhưng lại hoạt động quá tích cực (giao dịch mua đi bán lại liên tục) có nguy cơ đối mặt với việc lúc thắng lợi với lợi nhuận quá thấp nhưng lúc thua lỗ lại rất nặng, đặc biệt trong các trường hợp bán khống (short sale) đón đỉnh hoặc mua trúng đỉnh của giai đoạn trước điều chỉnh giá giảm (correction - pull back). Đó là chưa kể các loại phí phải trả khác như phí margin hoặc chênh lệch mua - bán (spread) cũng góp phần “ăn mòn” đáng kể vốn liếng. Vậy nên, người ta mới nói tài chính là một lĩnh vực có tổng âm vì các loại phí nó ăn mất tiền của hai bên mua - bán.

Việc giao dịch ngắn hạn (short-term trading) luôn là điều không bao giờ dễ dàng và đặc biệt nó không phải nghề tay trái để làm trong lúc thất nghiệp mùa Covid-19. Nhìn Bitcoin nó tăng một hơi 13 lần nhưng không phải cứ mua là thắng như các hình ảnh trên mạng xã hội. Đặc biệt là với một tài sản có mức độ dao động cao như Bitcoin thì rủi ro là lớn hơn so với các tài sản khác. Chưa kể, nếu bạn không rành về bảo mật ví điện tử thì rủi ro bị tấn công (hack) mất Bitcoin cũng là điều cần quan tâm.

Xin chốt lại bằng một câu cũ nhưng không cũ của nhà kinh tế học John Maynard Keynes: “Thị trường có thể điên rồ lâu hơn sự chịu đựng của chúng ta” và một câu khác của Warren Buffett: “Không biết thì đừng bỏ tiền vào”. Làm giàu thì lâu chứ làm “nghèo” thì mấy chốc!!!

Nguyễn Như

Bình luận

Nổi bật

ADB tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank lên 115 triệu USD

ADB tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank lên 115 triệu USD

sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 14:08

(CL&CS) - Ngày 20/11/2024, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) thông báo tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank từ 75 triệu USD lên 115 triệu USD. Sự kiện này không những tiếp tục khẳng định uy tín của Eximbank trên thị trường tài chính quốc tế mà còn mở ra cơ hội để ngân hàng tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực tài trợ thương mại và thanh toán quốc tế.

Eximbank giới thiệu giải pháp tài chính thông minh khi mua xe ô tô

Eximbank giới thiệu giải pháp tài chính thông minh khi mua xe ô tô

sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 21:57

(CL&CS) - Trong nhịp sống hiện đại, câu chuyện về việc sở hữu xe ô tô không còn đơn thuần là điều xa xỉ, mà đã trở thành một mảnh ghép quan trọng trong bức tranh cuộc sống của nhiều gia đình Việt. Hãy cùng tìm hiểu về hành trình này và khám phá giải pháp tài chính thông minh để hiện thực hóa ước mơ sở hữu xe.

Thực hành ESG: Bộ ba tiêu chuẩn đo lường tính hiệu quả và bền vững, nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng

Thực hành ESG: Bộ ba tiêu chuẩn đo lường tính hiệu quả và bền vững, nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng

sự kiện🞄Thứ ba, 19/11/2024, 15:31

(CL&CS) - Hiện nay, chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và Net Zero vào năm 2050 là một hành trình đầy thách thức, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến rất phức tạp. Trong đó, các vấn đề về tài chính khí hậu đang là một trong những nỗi trăn trở lớn nhất không chỉ với Việt Nam mà cả các quốc gia khác trên toàn cầu.