Giá trị xuất khẩu gạo tăng cao
(CL&CS) - 3 tháng đầu năm, sản lượng xuất khẩu giảm 19,3% nhưng giá trị thu về cao hơn 30% nhờ giá gạo Việt liên tục tăng.

Giá gạo xuất khẩu bình quân 3 tháng đầu năm ước đạt 531 USD một tấn, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm 2022
Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho thấy, quý 1/2023, xuất khẩu gạo đạt 1,79 triệu tấn, tương đương 952 triệu USD, giảm 19,3% về khối lượng nhưng tăng 30,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022.
Giá trị gạo xuất khẩu tăng cao trong bối cảnh sản lượng giảm là do giá tăng liên tục. Giá gạo xuất khẩu bình quân 3 tháng đầu năm ước đạt 531 USD một tấn, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm 2022. Trước đó, giá gạo bình quân tháng 1-2 lần lượt là 519,3 USD và 528,5 USD một tấn.
Tại Việt Nam, gạo 5% tấm ở mức 450 USD một tấn, tăng 5 USD so với đầu tháng. Theo các thương nhân, các chuyến hàng đến Trung Quốc đang phục hồi, Indonesia cũng đang mua thêm để cải thiện dự trữ quốc gia.
Bộ Công thương dự báo, xuất khẩu gạo năm 2023 cơ bản vẫn thuận lợi (khoảng 6,5 - 7 triệu tấn), do sự quay trở lại của các thị trường như Indonesia, Bangladesh, Trung Quốc.
Tuy vậy, Bộ Công thương cũng nhìn nhận nhiều thách thức với xuất khẩu gạo năm nay, như các thương nhân còn hạn chế trong chiến lược đa dạng hóa thị trường; xuất khẩu phụ thuộc vào một số thị trường như Trung Quốc, Philippines; xuất khẩu chủng loại gạo chất lượng cao còn hạn chế.
Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu Phan Văn Chinh cho rằng, việc Trung Quốc mở cửa thị trường trở lại là tín hiệu tích cực cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong năm 2023. Tuy nhiên, thị trường xuất khẩu gạo vẫn còn những khó khăn tiềm ẩn liên quan đến giá cước vận tải biển cao, chi phí sản xuất lúa gạo cao...
Theo đó, ngành sản xuất lúa gạo cần nâng cao chất lượng gạo, đảm bảo các yêu cầu về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kiểm dịch thực vật, truy xuất nguồn gốc để tận dụng tối đa ưu đãi từ các FTA đang thực thi.
Theo ông Nguyễn Ngọc Nam, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), dự báo giá gạo sẽ vẫn ở mức cao trong quý 2. Các doanh nghiệp gạo vẫn được hưởng lợi trong thời gian tới. Đơn hàng nhập khẩu của các thị trường truyền thống như Trung Quốc, Indonesia, châu Phi vẫn tăng đột biến.
Trong 2 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu gạo sang Indonesia tăng gấp 304,6 lần - cao nhất trong các thị trường xuất khẩu. Tương tự với thị trường Trung Quốc, tăng gần 2 lần so với cùng kỳ năm.
Minh Vân
Bình luận
Nổi bật
Áp dụng mô hình 5S: Bước tiến chiến lược nâng cao năng suất tại các công ty điện lực
sự kiện🞄Thứ hai, 09/06/2025, 14:44
(CL&CS) - Đứng trước áp lực về hiệu quả vận hành, an toàn hệ thống và kỳ vọng ngày càng cao từ khách hàng, nhiều công ty điện lực tại Việt Nam đã lựa chọn mô hình quản lý 5S như một bước đột phá chiến lược. Tưởng chừng đơn giản với các nguyên tắc “sạch – gọn – ngăn nắp – kỷ luật” nhưng 5S đã và đang giúp các đơn vị không chỉ nâng cao năng suất lao động, mà còn cải thiện chất lượng dịch vụ một cách vượt trội và bền vững.
Áp dụng các tiêu chuẩn để nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP
sự kiện🞄Thứ hai, 09/06/2025, 07:58
(CL&CS)- Việc áp dụng các tiêu chuẩn trong sản xuất và chế biến sản phẩm OCOP nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và là thương hiệu uy tín trên thị trường quốc tế.
Đánh giá mô hình thâm canh hàng hóa giống lạc L29 tại huyện Yên Mô
sự kiện🞄Chủ nhật, 08/06/2025, 16:11
(CL&CS) - Vừa qua, Ban chủ nhiệm đề tài (Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình, Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Yên Mô tổ chức hội thảo đầu bờ, đánh giá kết quả mô hình thâm canh hàng hóa giống lạc L29 tại xã Yên Lâm.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.