Gần 300 mã chứng khoán nằm sàn, HOSE lập kỷ lục 1,6 tỷ cổ phiếu khớp lệnh

(CL&CS) - Phiên giao dịch ngày 18/8, chỉ số VN-Index đã có phiên giảm điểm rất mạnh sau 3 tháng tăng điểm khiến vốn hóa sàn HOSE giảm 9,3 tỷ USD bên cạnh lập kỷ lục hơn 1,6 tỷ cổ phiếu khớp lệnh.

Biểu đồ thể hiện dòng tiền đang tập trung vào từng nhóm ngành trong phiên

Biểu đồ thể hiện dòng tiền đang tập trung vào từng nhóm ngành trong phiên

Trong 3 tháng vừa qua, chỉ số VN-Index đã tăng điểm rất tốt từ mức 1.034,02 điểm vào ngày 26/4 lên 1.246,22 điểm vào ngày 8/8, tương đương mức tăng 212,2 điểm, tỷ lệ 20,52%. Các chỉ báo kỹ thuật đều cho rằng VN-Index đang nằm trong một chu kỳ tăng giá dài hạn mới kể từ cuối năm 2021.

Việc tăng điểm kéo dài nên VN-Index điều chỉnh mạnh là điều bình thường sau khi hàng loạt cổ phiếu tăng giá vài lần kể từ khi tạo đáy vào ngày 16/11/2022. Và phiên giao dịch 18/8, VN-Index đã giảm rất mạnh khi nhiều nhà đầu tư ồ ạt bán ra để chốt lời.

Thị trường chứng kiến phiên giảm giá mạnh với VN-Index giảm 4,5% (-55,49 điểm) còn 1.177,99 điểm; HNX giảm 5,6% (-14,01 điểm) còn 235,96 điểm và UPCoM giảm 3,75% (-3,47 điểm) còn 89,27 điểm.

Giá trị giao dịch toàn thị trường đạt 42.007 tỷ đồng với 2,084 tỷ cổ phiếu khớp lệnh. Sàn HOSE lập kỷ lục cao nhất lịch sử trong 23 năm hoạt động khi có 1.648.550.912 đơn vị chứng khoán được khớp lệnh.

Toàn thị trường có 275 mã giảm sàn, tập trung chủ yếu ở sàn HOSE với nhiều mã vốn hóa lớn như VIC, VHM, VPG, MWG, SHB, VPB… Vốn hóa ngành ngân hàng giảm mạnh nhất, kế đến là bất động sản.

Cổ phiếu được giao dịch nhiều nhất là NVL (73,9 triệu cổ phiếu), VND (59,6 triệu cổ phiếu), DIG (50,7 triệu cổ phiếu)… Đây cũng là 3 cổ phiếu nằm trong top còn dư bán tại giá sàn nhiều nhất.

Chuyên gia tài chính chứng khoán Phan Dũng Khánh nhận định: Thị trường chứng khoán trong nước trái ngược với thị trường chứng khoán thế giới trong vài tuần qua. Dữ liệu kết quả kinh doanh vừa được công bố lại không được như kỳ vọng. Tuy vậy, có thể thấy thị trường chứng khoán có tốc độ tăng nhanh hơn nhiều với sự phục hồi của kinh tế và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Do đó, dù việc điều chỉnh được nhắc rất nhiều thời gian gần đây nhưng hầu như chưa diễn ra trước phiên ngày 18/8 (chỉ điều chỉnh ngắn hạn trong phiên hoặc 1-2 phiên). Vì vậy có thể gia tăng các động thái chốt lời và giảm bớt lực mua mới ở vùng giá cao do lo sợ rủi ro (và dòng tiền chờ đợi giảm giá) nên thị trường đã có phiên sụt giảm mạnh trong ngày 18/8.

Có thể đầu tuần sau, thị trường tiếp tục giảm rồi chỉ số được kéo lên để nhiều nhà đầu nhảy vào bắt đáy, sau đó mới giảm tiếp. Tuy vậy, trong trung dài hạn, xu hướng thị trường nhìn chung còn tích cực.

Nguyễn Như

Bình luận

Nổi bật

Max Savings - Giải pháp tiền gửi sinh lời tối ưu

Max Savings - Giải pháp tiền gửi sinh lời tối ưu

sự kiện🞄Chủ nhật, 16/03/2025, 21:53

Mới đây, Ngân hàng Phương Đông (OCB) đã cho ra mắt sản phẩm Max Savings – Tiền gửi sinh lời tối ưu với nhiều đặc tính nổi bật, linh hoạt theo nhu cầu của khách hàng.

Khai trương MB Hậu Giang - Định hình tương lai ngân hàng số tại Đồng bằng sông Cửu Long

Khai trương MB Hậu Giang - Định hình tương lai ngân hàng số tại Đồng bằng sông Cửu Long

sự kiện🞄Thứ bảy, 15/03/2025, 22:13

(CL&CS) - Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) chính thức khai trương chi nhánh MB Hậu Giang, đánh dấu bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng mạng lưới hoạt động tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Xác định rõ tiêu chí áp dụng miễn, giảm tiền sử dụng, tiền thuê đất

Xác định rõ tiêu chí áp dụng miễn, giảm tiền sử dụng, tiền thuê đất

sự kiện🞄Thứ sáu, 14/03/2025, 19:10

(CL&CS) - Vừa qua, tại Hà Nội, Cục Quản lý công sản (Bộ Tài chính) tổ chức Hội nghị lấy ý kiến về dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định các trường hợp khác được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định tại khoản 2 Điều 157 Luật Đất đai, đồng thời sửa đổi, bổ sung một số nội dung về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, quỹ phát triển đất tại Nghị định số 103/2024/NĐ-CP và Nghị định số 104/2024/NĐ-CP.