Dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế đạt 8,79 triệu tỷ đồng

(CL&CS) - Tính đến ngày 17/11/2020, dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế là hơn 8,79 triệu tỷ đồng, tăng 7,26% so với cuối năm 2019 (thấp hơn nhiều mức cùng kỳ 2019 là 10,28%).

Đến cuối tháng 9/2020, tổng tiền gửi tại các tổ chức tín dụng là 9,44 triệu tỷ đồng

Đến cuối tháng 9/2020, tổng tiền gửi tại các tổ chức tín dụng là 9,44 triệu tỷ đồng

Tuần qua, thị trường mở không phát sinh giao dịch mới, chỉ có 1 tỷ đồng mua kỳ hạn đến hạn. Tuy nhiên, các ngân hàng thương mại tiếp tục bán một lượng lớn ngoại tệ về Ngân hàng Nhà nước. Lãi suất trên liên ngân hàng giảm 3-4 điểm cơ bản (bps), chốt tuần ở mức 0,16%/năm với kỳ hạn qua đêm và 0,21%/năm với kỳ hạn 1 tuần.

Lãi suất tiền gửi giữ ở mức 2,5 - 3,8%/năm với kỳ hạn dưới 6 tháng; 3,7 - 5,0%/năm với kỳ hạn 6 đến dưới 12 tháng; 4,9 - 5,8%/năm với kỳ hạn 12 tháng, 13 tháng. Theo thông tin từ Ngân hàng Nhà nước, tại cuối tháng 9/2020, tổng tiền gửi toàn hệ thống là 9,44 triệu tỷ đồng, tăng 7,34% so với đầu năm trong đó tiền gửi các tổ chức kinh tế tăng mạnh (10,4% so với đầu năm). Chênh lệch tiền gửi - tín dụng tại 30/9/2020 là 744.000 tỷ đồng, mức rộng nhất kể từ năm 2012 trở lại đây.

Tính đến ngày 17/11/2020, dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế là hơn 8,79 triệu tỷ đồng, tăng 7,26% so với cuối năm 2019 (thấp hơn nhiều mức cùng kỳ 2019 là 10.28%). Nếu tín dụng tăng tốc và đạt mức 10% cho cả năm 2020 như kỳ vọng của Ngân hàng Nhà nước (tương đương 320.000 tỷ dư nợ tăng thêm trong quý 4) thì vẫn còn cách khá xa so với số dư tiền gửi thường cũng tăng trưởng mạnh vào các tháng cuối năm. Bởi vậy, thanh khoản các ngân hàng thương mại vẫn sẽ dồi dào và lãi suất tiền gửi dự kiến tiếp tục đi ngang trong một vài tháng tới.

Tuần qua, Kho bạc Nhà nước gọi thầu 6.750 tỷ đồng trái phiếu, cả tỷ lệ đăng ký và tỷ lệ trúng thầu tính trên lượng gọi thầu đều cải thiện so với tuần trước đó, tương ứng là 252% và 76,3%.

Lãi suất trúng thầu nhích nhẹ 1-3 bps ở kỳ hạn 15 năm, 20 năm và không đổi ở kỳ hạn 10 năm. Kỳ hạn 7 năm gọi thầu không thành công dù lãi suất đăng ký thấp nhất đã giảm 7bps so với tuần gọi thầu gần nhất.

Nằm trong dự đoán của thị trường, Kho bạc Nhà nước đã thông báo điều chỉnh kế hoạch phát hành năm 2020 từ 260.000 tỷ lên 300.000 tỷ đồng, tương đương kế hoạch phát hành quý 4/2020 là 71.300 tỷ đồng. Trong nửa đầu quý 4/2020, Kho bạc Nhà nước đã phát hành 42.500 tỷ đồng, dự kiến sẽ phát hành thêm khoảng 29.000 tỷ đồng trong nửa sau của quý.

CTCP Chứng khoán SSI cho rằng lãi suất trái phiếu Chính phủ sẽ đi ngang trong ngắn hạn khi thông tin về kế hoạch phát hành đã khá rõ ràng và bối cảnh dồi dào thanh khoản của các ngân hàng thương mại.

Như Nguyễn

Bình luận

Nổi bật

Năm 2024: Sacombank đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

Năm 2024: Sacombank đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 23:12

(CL&CS) - Ngày 26/4/2024, Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 của Sacombank đã thông qua kết quả năm 2023 và kế hoạch năm 2024 với mục tiêu “Tăng tốc hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả trên nền tảng số” cùng với kỳ vọng tái cơ cấu thành công trước thời hạn.

Ông Nguyễn Hồ Nam, Chủ tịch HĐQT Bamboo Capital tham gia HĐQT Eximbank

Ông Nguyễn Hồ Nam, Chủ tịch HĐQT Bamboo Capital tham gia HĐQT Eximbank

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 23:04

(CL&CS) - Ông Nguyễn Hồ Nam được kỳ vọng sẽ hỗ trợ Eximbank củng cố năng lực quản trị, tăng tốc trong chiến lược chuyển đổi số và phát triển bền vững; thực hiện hóa các mục tiêu lớn của ngân hàng trong giai đoạn phát triển mới.

SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I cao nhất lịch sử, mục tiêu 2024 tăng 22% và chia cổ tức 18%

SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I cao nhất lịch sử, mục tiêu 2024 tăng 22% và chia cổ tức 18%

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 16:32

(CL&CS) - Năm 2024, SHB đặt kế hoạch lợi nhuận đạt 11.286 tỷ đồng, cao hơn 22% so với năm trước. Với chiến lược chuyển đổi 2024 - 2028, SHB xác lập mục tiêu TOP 1 về hiệu quả, khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu, vươn tầm khu vực.