Thứ bảy, 03/07/2021, 18:00 PM

Doanh nghiệp và người tiêu dùng đã chịu cả sự tăng giá hợp lý lẫn vô lý

(CL&CS) - Trong khi đại dịch COVID-19 đã và đang gây nhiều tác động tiêu cực, cả sản xuất và tiêu dùng đang phải cố gắng tiết kiệm chi phí thì cả sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng đang phải hứng chịu cả sự tăng giá hợp lý lẫn vô lý.

Mọi thứ đều tăng, chỉ có bìa đậu phụ giữ giá  

Theo số liệu thống kê, CPI bình quân 6 tháng đầu năm 2021 tăng 1,47% so với bình quân cùng kỳ năm 2020 – mức tăng thấp nhất ở 6 tháng đầu năm trong suốt 6 năm qua.

Theo các chuyên gia, nếu kiểm soát lạm phát một cách chủ động và thận trọng thì chắc chắn sẽ đạt mục tiêu kiềm chế lạm phát ở mức 4% mà Quốc hội giao, và nhiều dự báo cho rằng lạm phát cả năm 2021 sẽ chỉ ở mức 2% đến 3%.

Nhưng lạm phát thấp do tổng cầu yếu không hẳn là điều đáng mừng. Và trong lạm phát thấp đó, cả sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng đang hứng chịu cả sự tăng giá hợp lý lẫn vô lý trong khi đại dịch COVID-19 đã và đang gây nhiều tác động tiêu cực, cả sản xuất và tiêu dùng đang phải cố gắng tiết kiệm chi phí.

Giá vận chuyển hàng hóa, chi phí logicstics, container… tăng hàng loạt lan tỏa tăng giá đến sản phẩm bán lẻ.

Giá vận chuyển hàng hóa, chi phí logicstics, container… tăng hàng loạt lan tỏa tăng giá đến sản phẩm bán lẻ.

Chỉ ra sự tăng giá vô lý, chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú nói, tuy trong 6 tháng qua nhìn vào số liệu thống kê thì có thể yên tâm về lạm phát nhưng thực tế có lẽ chỉ có bìa đậu phụ không tăng giá. Đại dịch COVID-19 khiến nhiều chuỗi cung ứng hàng hóa, cung ứng vận chuyển logistics bị đứt gãy khiến các mặt hàng là đầu vào của sản xuất và các chi phí khác như: vận chuyển hàng hóa, chi phí logicstics, container, v.v. đều tăng giá hàng loạt. Từ đó dẫn tới việc tăng giá lan tỏa đến sản phẩm bán lẻ.

Do có nhiều nơi bị giãn cách khoanh vùng dập dịch, hàng loạt hàng nông sản thực phẩm, rau quả bị ứ đọng, giá giảm rất mạnh tại nơi sản xuất nhưng giá bán lẻ ở chợ và siêu thị, thậm chí ở các cửa hàng bình ổn giá, giá vẫn khá cao hoặc có giảm nhưng giảm không đáng kể. 

“Những con số thống kê được công bố mới chỉ phản ánh được 60 – 70% sự thực về giá đang diễn ra trên thị trường”, Chuyên gia kinh tế - nguyên Chủ tịch Hội Siêu thị Hà Nội phát biểu.

Chỉ số lạm phát thấp ở 6 tháng đầu năm thể hiện rõ tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 tới sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng, tới thu nhập, đời sống của ngời dân là rất lớn tạo nên sự sụt giảm của cầu tiêu dùng nội địa. Cầu thấp, giá không tăng.   

Số liệu thống kê cho thấy 6 tháng qua CPI tăng trung bình khoảng 0,27%/tháng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giảm tới 5,77 % so với cùng kỳ năm 2019 tiếp tục thể hiện rõ sự sụt giảm liền trong 2 năm qua.   

“Lạm phát thấp là do tổng cầu thấp và đó không hẳn là điều đáng mừng”, TS.Nguyễn Đức Độ - Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Tài chính (Học viện Tài chính) phát biểu.

Giá chưa có thể giảm theo mong muốn ngay được

Theo TS.Nguyễn Đức Độ nếu tốc độ tăng giá 6 tháng được duy trì trong thời gian còn lại của năm, lạm phát so với cùng kỳ năm trước sẽ tăng từ mức 2,41% hiện nay lên mức 3,28% vào tháng 12/2021, lạm phát trung bình của cả năm 2021 sẽ ở mức 2,12%.

Còn trong trường hợp giá xăng dầu tiếp tục tăng mạnh và CPI giả định tăng trung bình 0,5%/tháng thời gian tới, lạm phát so với cùng kỳ của tháng 12/2021 sẽ ở mức 4,71%, nhưng lạm phát trung bình cũng chỉ ở mức 2,53%. 

“Với những giả định trên, bất chấp giá xăng dầu và giá nguyên vật liệu trên thế giới tiếp tục tăng mạnh, lạm phát trung bình trong năm 2021 sẽ chỉ vào khoảng 2% và chắc chắn sẽ dưới mức 3%,”, Phó viện trưởng Độ nói. 

Nhiều dự báo cho rằng những tháng tới giá nhiều loại nguyên, nhiên vật liệu trên thị trường thế giới sẽ tăng trở lại. Nhưng theo PGS. TS. Nguyễn Bá Minh – Viện trưởng Viện Kinh tế Tài chính thì tình hình dịch bệnh Covid-19 rất nguy hiểm, chiến tranh thương mại, xung đột chính trị trên thế giới còn nhiều bất ổn, khó lường… khiến cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu chưa thể hồi phục vững chắc và làm cho giá cả nguyên, nhiên vật liệu trên thị trường thế giới khó tăng như kỳ vọng của nhiều quỹ đầu tư.

 Hơn nữa, “cả hệ thống chính trị của Việt Nam luôn chủ động, tích cực triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh, bình ổn giá cả thị trường, điều hành chính sách tiền tệ kiên định mục tiêu giữ ổn định vĩ mô và kiểm soát lạm phát … Vì vậy,   dự báo CPI của Việt Nam bình quân năm 2021 so với năm 2020 sẽ tăng ở mức 2,5% (+-0,3%).

Nhưng không thể chủ quan với những diễn biến còn hết sức phức tạp của 6 tháng cuối năm.

Chuyên gia Vũ Vinh Phú cho rằng giá hàng hóa, nguyên nhiên vật liệu vẫn có chiều hướng tăng còn chiều hướng giảm khó có thể xảy ra từ nay đến cuối năm 2021.  Các chuỗi cung ứng bị đứt gãy chưa được nối lại sẽ là một yếu tố tiếp tục làm cho chi phí vận chuyển logistics vẫn đứng ở mức cao chắc chắn giá cả hàng hóa, nguyên nhiên vật liệu, hàng têu dùng thiết yếu chưa có thể giảm giá theo mong muốn ngay được.

Muốn giữ ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát ở mức 4% cần phải huy động các nguồn lực ở trong doanh nghiệp, các tầng lớp dân cư vào sản xuất kinh doanh.  

Sản xuất phải gắn với một hệ thống phân phối đủ mạnh, mở rộng cửa đón hàng hóa, nhất là hàng hóa Việt Nam sản xuất với chi phí thấp nhất để hạn chế việc giải cứu hàng hóa ứ đọng của nông dân và các doanh nghiệp sản xuất mà từ trước đến nay vẫn còn tồn tại.

“Làm được những điều trên, khả năng CPI cả năm sẽ dao động khoảng 3,3 – 3,7%, góp phần vào việc hoàn thành nhiệm vụ kinh tế xã hội và tạo tiền đề cho sự phát triển nhanh và bền vững cho những năm tiếp theo”, chuyên gia Vũ Vinh Phú nói.

(Bài/loạt bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 84/NQ - CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ).

Hà Linh Lan

Bình luận

Nổi bật

Chính phủ thông qua Đề nghị sớm đưa Luật Đất đai 2024 vào thực tiễn

Chính phủ thông qua Đề nghị sớm đưa Luật Đất đai 2024 vào thực tiễn

sự kiện🞄Thứ bảy, 18/05/2024, 14:09

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 72/NQ-CP ngày 17/5/2024 thống nhất thông qua Đề nghị sửa đổi Luật Đất đai 2024 có hiệu lực thi hành từ 1/7/2024.

Luật Đất đai mới nhất 2024, có 8 trường hợp xây dựng không phép, trái phép không bị phá dỡ

Luật Đất đai mới nhất 2024, có 8 trường hợp xây dựng không phép, trái phép không bị phá dỡ

sự kiện🞄Thứ bảy, 18/05/2024, 12:11

Theo Luật Đất đai mới, một số trường hợp xây dựng trái phép sẽ vẫn được tồn tại và không bị phạt tiền như dưới đây.

Cao tốc Phủ Lý - Nam Định bất ngờ bị rà soát

Cao tốc Phủ Lý - Nam Định bất ngờ bị rà soát

sự kiện🞄Thứ bảy, 18/05/2024, 12:10

Dự án cao tốc Phủ Lý - Nam Định có phương án đầu tư là 9.400 tỷ đồng, suất đầu tư dự án lên tới 375 tỷ đồng/km.