Doanh nghiệp dệt may chuyển hướng sử dụng nguyên liệu trong nước

(CL&CS) - Trước những tác động của dịch COVID-19, nhiều doanh nghiệp dệt may đã chuyển hướng tìm kiếm nguồn nguyên liệu từ các nhà cung ứng trong nước.

Trung tâm Nghiên cứu Quan hệ lao động cho biết, do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 khiến 87,1% doanh nghiệp dệt may bị giảm đơn hàng. Ngoài ra, có 53,5% doanh nghiệp dệt may bị khách hoãn, hủy đơn; 22,9% doanh nghiệp dệt may không xuất khẩu được.

Trước những tác động của dịch COVID-19, nhiều doanh nghiệp đã thay đổi chiến lược về phát triển sản phẩm và tìm khách hàng mới. Các doanh nghiệp đã bắt đầu một số điều chỉnh mang tính chiến lược trong thời gian từ 1-3 năm tới. Cùng đó, có tới 55,7% doanh nghiệp dự định thúc đẩy tự động hóa, 49,8% sẽ phát triển sản phẩm mới, 39,9% sẽ đa dạng hơn nữa sản phẩm và 41,5% sẽ đầu tư nâng cao kĩ năng lao động.

Theo ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, các doanh nghiệp đang chuyển dần việc mua nguyên vật liệu trong nước nhằm giảm thiểu rủi ro đứt gãy nguồn cung ứng và đáp ứng các tiêu chuẩn về qui tắc xuất xứ. Cùng với việc phải đáp ứng các tiêu chuẩn về nguồn gốc xuất xứ cũng đang thúc đẩy các nhà máy và cả nhãn hàng tăng cường mua bán nguyên vật liệu trong nước. Doanh nghiệp sợi trong nước đã tăng cường bán sợi cho nhiều doanh nghiệp vốn trực tiếp nước ngoài (FDI) trong nước trong thời gian dịch.

det may

Ngành dệt may Việt Nam cũng cần tập trung vào dòng sản phẩm giá trị cao bên cạnh cải thiện việc nâng cao uy tín quốc tế (Ảnh: VT)

Thực tế, một số doanh nghiệp đã bắt đầu xây dựng chuỗi cung ứng trong ngành dệt may. Ông Nguyễn Văn Thời, Chủ tịch Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG, cho biết hiện công ty đang xây dựng Cụm Công nghiệp Thái Nguyên nhằm thu hút các nhà đầu tư xây dựng ngành công nghiệp phụ trợ cho ngành dệt may như dệt, nhuộm, xơ, vải, chỉ may… Hay Công ty Sợi Phú Bài đã thúc đẩy việc bán sợi cho nhiều doanh nghiệp FDI trong nước trong thời gian dịch.  Một số công ty khác đã thuyết phục nhãn hàng sử dụng vải và nguyên phụ liệu trong nước thay vì nhập khẩu hoàn toàn như trước đây để tận dụng được ưu đãi thuế quan qua các hiệp định thương mại tự do.

Chia sẻ mới đây, Chủ tịch Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG, khi dịch COVID-19 xảy ra, việc đứt gãy nguyên phụ liệu từ nước ngoài khiến doanh nghiệp gặp khó, buộc doanh nghiệp phải tìm kiếm nguồn cung từ các nhà cung ứng trong nước. Chính COVID-19 đã kéo doanh nghiệp trong nước “lại gần” nhau hơn, kết nối tốt hơn.

Ông Trương Văn Cẩm, Tổng Thư kí Hiệp hội Dệt may Việt Nam nhận định, đại dịch đặt ra vấn đề cần suy nghĩ thấu đáo. Các doanh nghiệp không nên bỏ thóc vào một giỏ. Hiện tại, nguyên phụ liệu phụ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc. Trong khi đó, chiến lược của ngành từ trước đến nay muốn phát triển nguyên phụ liệu cho  ngành dệt may thay vì phụ thuộc vào nguồn cung ở nước khác. Và không chỉ tập trung xuất khẩu, ngành dệt may cũng phải chú trọng khai thác thị trường nội địa.

Giải pháp công nghệ trong bối cảnh dịch COVID-19, tác động đến tổ chức sản xuất nhanh, tinh gọn, đáp ứng yêu cầu nhanh của các đơn hàng của dệt may và da dày. 

Với nhiều lợi thế, ngành dệt may Việt Nam cũng cần tập trung vào dòng sản phẩm khó, giá trị cao bên cạnh cải thiện việc nâng cao uy tín quốc tế. Về khía cạnh môi trường và lao động để thu hút các nhãn hàng lớn, cần mở rộng thị phần, chiếm lĩnh vị trí cao hơn trong chuỗi giá trị.

Theo Tổng Cục Thống kê, năm 2019, Việt Nam có 1.085 doanh nghiệp thuộc nhóm công nghiệp hỗ trợ cho ngành dệt may và da giày. Trong đó, có 226 doanh nghiệp sản xuất sợi, chỉ may, 229 doanh nghiệp sản xuất vải, 76 doanh nghiệp sản xuất vải dệt kim, 204 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ngành dệt (in, nhuộm, thêu, ren, giặt tẩy…), 76 doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm dệt khác hay các nguyên phụ liệu ngành may (khăn bông, nhãn mác, khăn trải bàn, màn tuyn…), và 44 doanh nghiệp hoạt động trong cả hai lĩnh vực dệt và may.

Vân Thư

Bình luận

Nổi bật

The Privé - Chạm đến chuẩn mực sống dành cho giới thượng lưu giữa “downtown mới” của TP HCM

The Privé - Chạm đến chuẩn mực sống dành cho giới thượng lưu giữa “downtown mới” của TP HCM

sự kiện🞄Thứ hai, 09/06/2025, 13:41

Trong bức tranh đô thị đang không ngừng vận động của TP.HCM, khi Quận 1 dần trở nên chật chội, cũ kỹ, thì một khu vực mới đang âm thầm trỗi dậy với quy hoạch hiện đại, cộng đồng cư dân tri thức và hạ tầng đồng bộ – chính là Nam Rạch Chiếc, nơi được ví như "downtown mới" trong tương lai gần. Và ở trung tâm của vùng đất tiềm năng ấy, The Privé - dự án "vàng" hiếm hoi tại trung tâm TP HCM đã nổi lên như một mảnh ghép tinh hoa, góp phần hoàn thiện diện mạo đô thị tương lai và nhanh chóng thu hút sự quan tâm của giới đầu tư cũng như những người tìm kiếm nơi an cư lâu dài.

Xe máy VinFast chinh phục người dùng thành phố biển: Nhỏ gọn, tiết kiệm, lái sướng

Xe máy VinFast chinh phục người dùng thành phố biển: Nhỏ gọn, tiết kiệm, lái sướng

sự kiện🞄Thứ hai, 09/06/2025, 08:51

(CL&CS) - Chuỗi sự kiện “Đổi xăng lấy điện - Cùng VinFast kiến tạo tương lai xanh” của VinFast đã được người tiêu dùng đón nhận nồng nhiệt ngay từ những ngày đầu tổ chức tại Hải Phòng và Đà Nẵng. Tại đây, khách hàng được trải nghiệm thực tế các dòng xe máy điện mới nhất đến từ thương hiệu Việt.

Nghịch lý trên thị trường chung cư: Giá đắt ngang biệt thự, liền kề, thách thức lớn về thanh khoản và lợi nhuận?

Nghịch lý trên thị trường chung cư: Giá đắt ngang biệt thự, liền kề, thách thức lớn về thanh khoản và lợi nhuận?

sự kiện🞄Thứ bảy, 07/06/2025, 20:11

Theo các chuyên gia đánh giá, việc giá chung cư chạm ngưỡng 150-300 triệu đồng/m2, ngang bằng, thậm chí vượt mặt nhà liền kề và biệt thự đang đặt ra nhiều thách thức cho phân khúc này về thanh khoản cũng như lợi nhuận.