Trong dịch COVID-19, doanh nghiệp dệt may đã có đơn hàng trở lại

(CL&CS) - Do ảnh hưởng từ dịch COVID-19, các doanh nghiệp dệt may đã gặp nhiều khó khăn trong những tháng đầu năm. Tuy nhiên, trong quý 3, tình hình này đã bắt đầu khởi sắc khi mà các doanh nghiệp đã có đơn hàng trở lại.

Theo báo cáo của Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas), 9 tháng đầu năm 2020, toàn ngành dệt may Việt Nam đã xuất khẩu được 25,584 tỷ USD, giảm 12% so với cùng kỳ. Thặng dư thương mại dệt may 9 tháng đạt 13,765 tỷ USD, chiếm 53% tỷ lệ giá trị gia tăng, giảm 12,11% so với cùng kỳ.

Do ảnh hưởng của dịch COVID-19 trên thế giới khiến tổng cầu giảm mạnh, đầu ra của sản phẩm gần như bị "đóng băng", nên hầu hết các doanh  nghiệp dệt may trong nước hiện đang gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, bước sang quý 3 thì tình hình đã được cải thiện, các doanh nghiệp dệt may đã bắt đầu có đơn hàng.

Đơn cử, theo lãnh đao của Công ty CP Dệt may – Đầu tư – Thương mại Thành Công (TCM), sau 4 tháng đầu năm kết quả kinh doanh giảm mạnh do chịu tác động kép từ dịch COVID-19, Dệt may Thành Công liên tục xuất khẩu nhiều đơn hàng khẩu trang vải kháng khuẩn và đồ bảo hộ y tế sang Mỹ kể từ tháng 5. Bên cạnh đó, tình hình đơn hàng truyền thống quý 3 cải thiện so với quý trước giúp lợi nhuận doanh nghiệp tăng trưởng.

Mới đây, Hiệp định Mậu dịch Tự do Việt Nam - EU (EVFTA) chính thức có hiệu lực từ 1/8 mang lại cơ hội mới cho doanh nghiệp, đặc biệt mặt hàng vải. Dệt may Thành Công cho biết, nhu cầu vải trong nước đang tăng lên, dự báo đơn hàng sẽ tăng mạnh từ quý 4/2020 sau khi EVFTA có hiệu lực.

2007_YYt_may

Trong quý 3, các doanh nghiệp dệt may đã bắt đầu có đơn hàng trở lại sau quý 2 giảm sâu.

Tuy kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm của Công ty CP Sợi Thế Kỷ (STK) giảm mạnh so cùng kỳ. Nhưng tin vui cũng đã đến khi mà cuối quý 3/2020, tình hình nhận đơn hàng của STK dần phục hồi do tâm lý khách hàng ở một số thị trường lớn như Mỹ và EU dần thích nghi với chuyển biến của tình hình dịch bệnh.

STK cho biết vẫn đang tích cực trong việc sản xuất và tiêu thụ thêm các loại sợi có chất lượng và giá trị gia tăng cao. Công ty đã cố gắng nắm bắt cơ hội để tăng cường duy trì và phát triển thêm mạng lưới khách hàng hiện hữu, thị trường mới để nhận thêm đơn hàng, đảm bảo thực hiện chính sách bán hàng linh hoạt.

Tại hội nghị “Đánh giá công tác thực thi quy tắc xuất xứ hàng hoá trong EVFTA” do Bộ Công Thương tổ chức mới đây, đại diện của Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam (LEFASO) cho biết, sau khi suy giảm mạnh vào quý 2 thì từ quý 3, tình hình đơn hàng của các doanh nghiệp trong ngành đã phục hồi. Và một số doanh nghiệp đã có đủ đơn hàng sản xuất đến hết năm nay.

Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Vitas cũng cho biết, trong quý 3, các đơn hàng bắt đầu có trở lại sau quý 2 giảm sâu. Các mặt hàng đang được đặt nhiều là đồ thun, đồ mặc nhà. Riêng các mặt hàng quan trọng của ngành Dệt may như veston, sơ mi cao cấp… thì vẫn chưa quay lại, vẫn giảm tới 80% so với mọi năm.

Chủ tịch Vitas cũng cho biết, quý 4, các đơn hàng sẽ bứt phá và dự kiến các doanh nghiệp sẽ xuất khẩu cả năm 2020 được 34-35 tỷ USD. Khi đó, mức giảm so với năm 2019 chỉ là 6%.

Huyên Phương

Bình luận

Nổi bật

Khó mua nhà 2 tỷ ở Hà Nội, chuyên gia chỉ ra nguyên nhân

Khó mua nhà 2 tỷ ở Hà Nội, chuyên gia chỉ ra nguyên nhân

sự kiện🞄Thứ bảy, 20/04/2024, 10:21

Thị trường bất động sản Hà Nội đang phải trải qua tình trạng sốt giá căn hộ chung cư, nhiều người đã phải từ bỏ ý định mua nhà hoặc chuyển sang hướng khác như tìm nhà trong ngõ. Một trong những nguyên nhân chính dẫn tới việc này là tình trạng lệch pha cung – cầu, lệch pha phân khúc bất động sản khiến thị trường đã khó càng khó hơn.

Hiệp hội công ích chung Hàn Quốc ký kết ghi nhớ xúc tiến chương trình phúc lợi tại Vinpearl cho viên chức

Hiệp hội công ích chung Hàn Quốc ký kết ghi nhớ xúc tiến chương trình phúc lợi tại Vinpearl cho viên chức

sự kiện🞄Thứ bảy, 20/04/2024, 10:02

(CL&CS) - Phú Quốc – Ngày 17/04/2024, Trung tâm xúc tiến Du lịch và đầu tư Kiên Giang, Hiệp hội công ích chung Hàn Quốc (POBA), Công ty CP Vinpearl (Tập đoàn Vingroup) ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác xúc tiến chương trình phúc lợi các kỳ nghỉ 5 sao tại Vinpearl Wonderworld Phú Quốc cho cán bộ công nhân viên chức nhà nước Hàn Quốc và gia đình. Sự kiện khẳng định chiến lược phát triển bài bản của thương hiệu dịch vụ du lịch - nghỉ dưỡng - giải trí lớn nhất Việt Nam trong việc chinh phục thị trường khách quốc tế từ xứ sở kim chi.

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cho ngành công nghiệp văn hóa thủ đô Hà Nội

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cho ngành công nghiệp văn hóa thủ đô Hà Nội

sự kiện🞄Thứ sáu, 19/04/2024, 18:07

(CL&CS) - Với vị thế là Thủ đô ngàn năm văn hiến, có bề dày lịch sử và nền tảng di sản văn hóa phong phú, đa dạng, thành phố Hà Nội là địa phương đầu tiên ban hành Nghị quyết về phát triển công nghiệp văn hóa.